Đời sống

Đào gò đất 'trọc' kì lạ sâu xuống 5 mét, chuyên gia lập tức xin phong tỏa khu vực xung quanh vĩnh viễn

Đào gò đất 'trọc' kì lạ sâu xuống 5 mét, chuyên gia lập tức xin phong tỏa khu vực xung quanh vĩnh viễn

Bên dưới gò đất 'trọc' hóa ra lại là một kho di sản văn hóa khiến giới khảo cổ Trung Quốc phải 'há hốc miệng' vì kinh ngạc.

Trong lịch sử Trung Quốc, triều đại nhà Hán được xem là thời kì hoàng kim, phát triển rực rỡ xuyên suốt 4 thế kỷ và 25 đời vua. Điều này đồng nghĩa với việc, các ngôi mộ của vua quan quý tộc nhà Hán trở thành "miếng mồi béo bở" cho những tên trộm mộ vì chắc chắn với vị thế và điều kiện kinh tế vững mạnh thì những món đồ tùy táng chôn theo họ sẽ vô cùng dồi dào. 

Vào năm 1991, ở một lò gạch cũ dưới chân núi Hải Sơn ở phía Tây Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc, các công nhân đã vô tình phát hiện ra một số lượng lớn đồ đồng trong khi lấy đất làm gạch. Nhóm công nhân này sau đó đã cướp phá, ẩu đả để tranh giành những món cổ vật rồi đem giấu đi. Tuy nhiên sự việc đã đến tai chính quyền và một nhóm chuyên gia khảo cổ cùng cảnh sát nhanh chóng có mặt tại hiện trường.

Sau khi thu hồi lại toàn bộ các di vật văn hóa bị nhóm công nhân chiếm đoạt, trong quá trình khảo sát hiện trường, nhóm chuyên gia phát hiện một một gò đất cao 30 mét "trọc" hoàn toàn ngay cạnh lò gạch cũ. Giữa bạt ngàn cây cỏ trồi lên một gò đất "trọc" bất thường, các nhà khảo cổ dày dặn kinh nghiệm đã nhanh chóng đưa ra quyết định đào sâu xuống dưới gò đất này. Đúng như những gì họ dự đoán, dưới độ sâu 5 mét của gò đất là một lớp bùn nhão màu xanh chuyên dùng cho việc "phong ấn" các ngôi mộ cổ có giá trị.

moco2
moco1
Các chuyên gia khai quật ngôi mộ cổ 

Sau khi huy động máy móc, công cụ hiện đại hỗ trợ để khai quật khu vực quanh gò đất, người ta phát hiện ra một khu mộ quy mô lớn có kiến trúc hình chữ Trung (中) được giới hoàng tộc nhà Hán cực kì ưa chuộng. Tổng số di vật văn hóa thu thập được trong ngôi mộ này hầu hết đều có niên đại từ thời nhà Hán, số lượng lên tới con số hơn 7.000. Để đảm bảo sự an toàn cho lăng mộ và thuận lợi cho công tác khảo cổ, các chuyên gia đã nộp đơn xin phong tỏa địa điểm khảo cổ này vĩnh viễn.

Chân dung Hán Cảnh Đế Lưu Khải - cha của Lưu Thuấn 

Kết luận ban đầu chủ nhân của ngôi mộ trên là Lưu Thuấn, sống vào thời Tây Hán. Nhân vật này có thân thế vô cùng cao quý khi là là con trai của Hán Cảnh Đế (trị vì từ năm 157 TCN - 141 TCN) với Vương phu nhân và là em trai của Hán Vũ Đế (trị vì từ năm 141 TCN - 87 TCN). Một số sử liệu ghi chép rằng Lưu Thuấn bản tính cao ngạo, ham mê phú quý, sinh thời được cha giao cho cai quản một vùng đất rộng lớn, trù phú (nay là Thạch Gia Trang). Do đó khi ông qua đời cũng rất rình rang, đồ tùy táng chôn theo nhiều và có giá trị lớn. Khu mộ của ông nằm ở vị trí đắc địa, có thể nhìn ra được bốn phía khi đứng ở đây. May mắn là mọi thứ trong mộ gần như còn nguyên vẹn nên Trung Quốc cũng bảo toàn được di tích lịch sử hàng ngàn năm của đất nước.