Tần Thủy Hoàng chuộng mặc long bào đen, vì sao những hoàng đế khác đều tuyệt đối 'né'?
- Choáng váng khi quy đổi tài sản của Hòa Thân ra tiền hiện đại: Lọt top 3 tỷ phú giàu nhất Trung Quốc do Forbes xếp hạng
- 'Đệ nhất tham quan' Hòa Thân làm thế nào để giấu cả 'núi vàng núi bạc' trong phủ mà không sợ mất cắp?
- 3 loại tiền Hòa Thân không bao giờ tham ô, chẳng trách cả đời là tham quan vẫn được Càn Long trọng dụng
Tần Thủy Hoàng được xem là một trong những vị vua quyền lực bậc nhất lịch sử Trung Quốc. Ộng là người đã thống nhất Trung Hoa, thành lập nhà Tần. Để thể hiện quyền lực, tính cá nhân và theo phong thủy (nước Tần khi đó thuộc hành Thuỷ trong Ngũ Hành), Tần Thủy Hoàng đã chọn long bào đen (màu đen chính là màu tượng trưng cho nước vào thời cổ đại).
Màu đen vào thời Tần Thủy Hoàng chính là một màu sắc cao quý, là biểu tượng của quyền lực, sức mạnh và sự thịnh vượng. Thế nhưng, dù ông có cuộc đời huy hoàng và lừng lẫy nhưng lại có thời gian trị vì ngắn, nhà Tần cũng chỉ trải qua hai thế hệ thì diệt vong nên sau này không còn vị vua nào chọn long bào màu đen nữa. Màu đen từ đó cũng là biểu tượng cho sự không may mắn, độc đoán, bất hạnh và "điềm dữ".
Long bào là biểu tượng quyền lực của hoàng đế, phản ánh vận mệnh và sự thịnh vượng của đất nước. Với mong muốn quốc gia hòa bình, ổn định lâu dài, bậc đế vương hầu như đều tránh các màu hung. Thay vào đó, họ chuộng màu vàng hơn. Có thể thấy, xuyên suốt lịch sử của Trung Hoa, màu sắc long bào được nhìn thấy nhiều nhất là màu này. Vì sao lại như vậy?
Theo "âm dương ngũ hành" thì kim sinh thủy, màu vàng lại là kim nên vua mặc màu vàng sẽ đem lại sự may mắn, phồn thịnh cho quốc gia. Thậm chí, các thợ làm long bào cho vua ngày xưa phải bỏ ra khoảng thời gian 3 năm để tỉ mỉ khâu, thêu từng sợi chỉ vàng, cân đo đong đếm từng chi tiết nhỏ nhất mới có thể hoàn thành một chiếc long bào cho bậc quân vương. Từ đó mới thấy được giá trị tinh thần to lớn của một chiếc long bào đối với hoàng đế nói riêng và quốc gia nói chung.
Hóa ra Hòa Thân và Từ Hi Thái hậu có chung sở thích xa xỉ, khác biệt ở chỗ ai 'chịu chơi' hơn ai!
Một người là 'đệ nhất tham quan' của Trung Quốc, một người nắm thực quyền nhà Thanh trong hơn 40 năm, rốt cuộc ai giàu có hơn ai?