Mức đóng BHXH bắt buộc của người lương 5 triệu và các khoản thu nhập không tính đóng BHXH
Đối diện với mức lương 5 triệu/tháng, nhiều người lao động phải chật vật tính toán mức chi tiêu sao cho hợp lý. Chưa kể họ còn phải cân nhắc xem mức đóng bảo hiểm xã hội của mình là bao nhiêu. Theo khoản 1 Điều 5 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, khoản 1 Điều 57 Luật Việc làm 2013, khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, quy định về mức đóng BHXH đối với người lao động chia thành nhiều mục như sau:
Người ký hợp đồng lao động từ đủ 1 tháng trở lên sẽ đóng bảo hiểm xã hội ở mức 8%; Người ký hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên sẽ đóng bảo hiểm thất nghiệp ở mức 1% và bảo hiểm y tế ở mức 1,5%. Công thức tính số tiền phải đóng BHXH được tính là 10,5% x Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc. Như vậy, người có lương 5 triệu đồng/tháng sẽ phải đóng 525.000 đồng/tháng (áp dụng trong trường hợp 5 triệu đồng đó là mức tiền lương tháng đóng BHXH bao gồm lương, phụ cấp và các khoản bổ sung khác thuộc diện tính đóng BHXH). Còn nếu trong khoản tiền lương 5 triệu bao gồm cả những khoản tiền không thuộc diện tính đóng BHXH bắt buộc thì phải tính theo công thức là: 10,5% x (5 triệu đồng - Các khoản không tính đóng bảo hiểm).
Vậy các khoản thu nhập không tính đóng BHXH là những khoản nào?
Theo khoản 26 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH sửa đổi khoản 2, khoản 3 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH thì các khoản thu nhập không tính đóng BHXH được quy định cụ thể như sau:
"Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các chế độ và phúc lợi khác như thưởng theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động quy định tại tiết c2 điểm c khoản 5 Điều 3 của Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH".
Biệt phủ 'đệ nhất tham quan' Trung Quốc: Cột nhà làm từ gỗ quý hiếm, giá mỗi cây gần 9.500 tỷ đồng
Chỉ một cây cột nhà đã được định giá lên đến gần 9.500 tỷ đồng, độ chịu chơi chịu chi của tham quan này có lẽ còn trên cả vua Càn Long.