Đời sống

Lý do con người thích cảm giác sợ hãi dưới góc nhìn tâm lý học

Lý do con người thích cảm giác sợ hãi dưới góc nhìn tâm lý học

Khi chơi các trò chơi mạo hiểm, xem phim kinh dị hay trải nghiệm những ngôi nhà ma ám, chúng ta thường thấy nhịp tim tăng nhanh, tay đổ mồ hôi, cơ thể trở nên căng thẳng và run rẩy, thậm chí còn quặn thắt dạ dày và nổi gai ốc. Thế nhưng, có một sự thật là chúng ta lại cảm thấy thích thú với những cảm giác đó. 

Ảnh minh họa

Theo nhà tâm lý học Malcolm Schofield,  giảng viên tại Đại học Derby, điều này có liên quan đến sự tiến hóa, sinh học và xã hội. Ông cho biết hàng ngàn năm qua, phản ứng sinh học của con người thường là chiến đấu hoặc bỏ chạy khi phải đối diện với cảm giác sợ hãi. Dù ngày nay, chúng ta không phải gặp những tình huống như bị hổ tấn công nhưng về cơ bản thì những phản ứng sinh học trong cơ thể chúng ta vẫn tồn tại.

Ảnh minh họa

Đáng chú ý, khi con người gặp nguy hiểm và trở nên hoảng loạn, lượng adrenaline trong cơ thể sẽ tăng vọt và điều này có khả năng gây nghiện cao. Cảm giác gặp nguy hiểm và thoát khỏi nỗi sợ hãi mà không bị bất cứ tổn hại gì sẽ đem lại cho nhiều người cảm giác vui sướng. Giống như khi xem phim kinh dị, thăm quan nhà ma, chúng ta tự mình chinh phục nỗi sợ hãi, điều này thúc đẩy bộ não giải phóng những cảm xúc dễ chịu như một phần thưởng vì đã "sống sót". Tuy nhiên, nếu con người thường xuyên rơi vào cảm giác sợ hãi - nhất là khi nó là nỗi sợ thực sự chứ không phải từ trò chơi, phim ảnh - thì rất dễ mắc các bệnh về tâm thần. 

Có nhiều người thích cảm giác sợ hãi nhưng cũng có không ít người ghét cảm giác này. Tiến sĩ Schofield cho biết lời giải thích hợp lý nhất cho việc một số người không thích bị sợ hãi đơn giản là do tính cách của họ. Đôi khi nỗi sợ hãi đối với người khác là bình thường nhưng với họ là "quá tải", dẫn đến cảm giác khó chịu. Tiến sĩ Schofield cũng cho rằng những người thích trải nghiệm những cảm giác sợ hãi cực độ như nhảy bungee , săn ma, bơi cùng cá mập,... lại thường có xu hướng cởi mở, ít bị rối loạn thần kinh.

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, thứ gì quá cũng không tốt. Chúng ta không nên tận hưởng cảm giác sợ hãi một cách quá mức vì nó dễ ảnh hưởng đến tâm lý, gây rac chứng rối loạn nhân cách nghiêm trọng, kéo theo nhiều hậu quả khủng khiếp mà ta không thể tưởng tượng được. Tiến sĩ Schofield khuyến cáo mọi người nên trải nghiệm những nỗi sợ hãi "an toàn" thông qua các trò chơi thực tế ảo, phim ảnh,...

 

Phát hiện bảo vật quý hiếm trong cây xoài tại Thái Lan, được xác định có niên đại hơn 100 năm

Tại một ngôi chùa Thái Lan, người ta bất ngờ phát hiện ra bức tượng Phật nhỏ làm bằng ngọc lục bảo trong thân cây.