Đời sống

Loại hạt có đầy ở Việt Nam, được báo nước ngoài ví như 'kim cương đỏ', 'xuất ngoại' giá tăng gấp 10 lần

Loại hạt có đầy ở Việt Nam, được báo nước ngoài ví như 'kim cương đỏ', 'xuất ngoại' giá tăng gấp 10 lần

Kỷ tử là dược liệu vô cùng quen thuộc dùng trong Đông y từ xưa đến nay. Cây Kỷ tử thuộc họ Cà, tên khoa học là Fructus Lycii, được trồng nhiều nhất ở các tỉnh miền núi (Lào Cai, Lai Châu, Yên Bái,...). Một cây kỷ tử thường cao khoảng 50 - 150cm, phần thân thẳng đứng và khá mềm, lá thuôn dài giống lưỡi mác, mọc so le nhau và không có cuống, còn hoa thì màu tím đỏ phớt, thường mọc ở dưới nách lá.

Kỷ tử khô

Quả kỷ tử có kích thước chỉ từ 0,5 - 2cm, khi chín có màu đỏ cam hoặc đỏ tươi, sờ vào cảm giác mọng và mềm. Kỷ tử tươi thường được thu hoạch vào độ tháng 9 - 10, sau đó đem phơi khô trong bóng mát đến khi nhăn lại thì đem ra ngoài trời nắng to trong khoảng 4 - 5 ngày.

Nhỏ mà có võ, kỷ tử vừa dễ ăn khi có vị ngọt nhẹ, lại có vô số loại chất giúp tăng cường sức khỏe của con người. Ví dụ trong Đông Y, kỷ thường được kê trong các bài thuốc an thần, ích khí, trừ phong, cường thịnh âm đạo và nhuận phế; Trong "Sổ tay lâm sàng trung dược", kỷ tử rất tốt cho da và tóc, cải thiện tình trạng nếp nhăn nhờ có hàm lượng hoạt chất betaine cao; Trong sách "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" phân tích kỷ tử có nhiều chất béo, protein, axit linoleic - toàn chất mà cơ thể rất cần. Chưa kể hoạt chất lysozyme của kỷ tử cũng giúp cơ thể của chúng ta tăng sức đề kháng. Tăng cường sinh lý cho phái mạnh, hỗ trợ cải thiện bệnh Alzheimer cũng là công dụng không thể bỏ qua của kỷ tử. 

Ở nước ngoài kỷ tử rất được săn đón và có giá thành cao

Hãng tin BBC  của Anh ca ngợi kỷ tử là "kim cương đỏ" bởi loại siêu thực phẩm này có tác dụng chống lão hóa. Thậm chí khi "xuất ngoại" sang một số nước, ví dụ như Đức. thì kỷ tử có giá bán gấp 10 lần tại Việt Na, (kỷ tử trong nước có giá khoảng 30.000 – 40.000 đồng/lạng còn tại Đức từng có thời điểm loại hạt này loại cao nhất là 10 euro/lạng, quy ra tiền việt là gần 300.000 đồng/lạng.

 

Hoàng đế Khang Hy nhất định không chịu quỳ xuống khi viếng mộ Khổng Tử chỉ vì 1 dòng chữ trên bia

Mặc dù rất ngưỡng mộ tài năng của Khổng Tử nhưng Hoàng đế Khang Hy nhất định không chịu quỳ xuống trước mộ. Lý do xuất phát từ nội dung được khắc trên bia mộ mà ít ai biết được.