Con đường Tần Thủy Hoàng xây dựng dài gần ngàn ki lô mét, hơn 2000 năm vẫn chẳng cây cối nào mọc nổi
Người ta vẫn thường chỉ trích sự tàn bạo của Tần Thủy Hoàng nhưng không ai có thể phủ nhận được rằng trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, ông chính là vị vua quyền lực và có nhiều đóng góp to lớn cho sự phát triển của quốc gia. Trong đó phải kể đến những công trình do Tần Thủy Hoàng xây dựng mà đến nay vẫn được người dân sử dụng một cách triệt để.
Nhắc tới đây, chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay đến Vạn Lý Trường Thành. Thế nhưng ngoài kì quan hùng vĩ này thì Tần Thủy Hoàng còn là "cha đẻ" của hệ thống đường bộ cao tốc sớm nhất thế giới với quy mô cực kì lớn, đó là con đường Tần Trực Đạo. Chỉ trong hai năm rưỡi xây dựng, con đường này đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng. Nó từng khiến cho các kiến trúc sư trên toàn thế giới không giấu được sự kinh ngạc vì độ hoành tráng, tính thời đại vượt xa khỏi mọi sự tưởng tượng, nhất là khi ở thời kì đó, mọi công cụ hỗ trợ đều vô cùng thô sơ.
Thời kì lúc bấy giờ, nước Tần còn bị quân Hung Nô nhòm ngó. Tần Thủy Hoàng vừa muốn chống quân xâm lược lại vừa muốn giao thương với các nước khác nên đã quyết định xây dựng Tần Trực Đạo ngay trong những năm đầu thống nhất Trung Quốc thời cổ đại. Đường cao tốc này giúp kỵ binh tinh nhuệ của Tần Thủy Hoàng chỉ trong 3 ngày 3 đêm là có thể từ Hàm Dương vượt hơn ngàn dặm tới tận quận Cửu Nguyên - tuyến đường quân sự quan trọng vận chuyển quân dụng đến các cứ điểm quân sự ở Trường Thành. Cũng chỉ mất khoảng 1 tuần là quân Tần có thể điều động lính chống Hung Nô nhờ vào con đường cao tốc này.
Đường cao tốc này có tổng chiều dài khoảng 900 km (một số sách lại ghi là 700km nếu chỉ là đoạn uốn lượn qua núi, vượt sông. Con đường này có tới hơn một nửa kiến trúc và xà cầu nằm trên đỉnh núi, một phần nhỏ còn lại được xây dựng trên thảo nguyên và sa mạc. Đáng nói, dù chỉ làm bằng đất bazan nhưng tới tận ngày nay cây cối vẫn không thể mọc được trên con đường này. Nhiều người đồn đại rằng đất ở đây đã được xới lên, nung qua nhiệt và trộn thêm muối và kiềm khiến cho cây cối không thể tồn tại được. Dù thế nào thì cũng phải cảm thán rằng con đường này vừa thể hiện sức mạnh phi thường của quân Tần, vừa phản ánh tầm nhìn xa của vị vua dũng mãnh, mưu trí bậc nhất lịch sử Trung Hoa.
Bí ẩn về tảng đá xuất hiện trong bức tranh từ thế kỉ 15, tiết lộ điều bất ngờ về thời kì đồ đá
Nhiều người cho rằng tảng đá này chính là chiếc rìu nhưng tại sao chúng lại được vẽ trong bức tranh này vẫn là 1 bí ẩn.