Đời sống

Cây chè cổ thụ ngàn năm tuổi sống trên núi cao sản sinh loại trà 680 triệu đồng/kg đắt nhất Việt Nam

Cây chè Bạch Long hàng ngàn năm tuổi sống ở độ cao 2400 – 2700m so với mực nước biển trên núi Hoàng Liên Sơn được xem là bảo vật của Việt Nam. Những cây chè cổ thụ này ngày nay chỉ còn khoảng 50 - 60 gốc, được xếp vào danh sách những cây chè quý hiếm, độc đáo và lớn nhất trên thế giới. Chính vì vậy, mỗi cân trà Bạch Long hiện nay có giá lên tới 680 triệu đồng/kg, thuộc hàng đắt nhất Việt Nam. 

Cây chè Bạch Long cổ thụ sống trong rừng sâu trên núi Hoàng Liên Sơn

Cây chè Bạch Long mọc hoang dã trong những khu rừng sâu, ẩn hiện dưới làn sương mập mờ. Thân cây bao phủ rêu phong, đường kính một người ôm không xuể. Sống hàng ngàn năm trên núi cao nên những cây chè cổ thụ này hấp thụ dưỡng chất của đất trời, từ gốc đến ngọn đều thấm nhuần hương vị thuần túy của đất trời. Chúng được xem như "hóa thạch sống", là tư liệu quý báu để các nhà khoa học nghiên cứu về nguồn gốc và sự tiến hóa của cây chè xuyên suốt hàng ngàn năm lịch sử Việt Nam. 

Được biết, phải 3 - 3,8 kg búp chè tươi hái từ khoảng 30 cây mới có thể làm ra được 1 kg trà khô. Mỗi năm, sản lượng của tất cả các cây chè Bạch Long chỉ rơi vào khoảng 2 - 3 kg trà siêu cao cấp loại này, do đó mà giá thành của nó cũng đắt nhất Việt Nam, lên đến 680 triệu đồng/kg. 

Trà Bạch Long đặc biệt quý hiếm, lại có hương vị đặc biệt, không loại trà nào có được

Tôm trà Bạch Long thanh mảnh và trắng, giống như đuôi con rồng, phần thân được bao phủ bởi những sợi lông trắng. Khi pha trà, những tôm trà dần dần rơi xuống đầy mềm mại, hương thơm tỏa ra đặc trưng và giữ hương lâu hơn những loại trà bình thường. Nước trà màu vàng mơ, vị êm dịu, ngọt ngào với vần vị vô tận. Thưởng thức trà Bạch Long khiến cho người uống thỏa mãn cả thị giác đến thính giác.

Vì những cây chè Bạch Long không còn nhiều nên chúng ta cần có những biện pháp cụ thể, thiết thực để bảo tồn cũng như nâng tầm thứ bảo vật vô giá này của Việt Nam. 

 

Loài cá quý như nhân sâm, chỉ có ở Hoàng Liên Sơn, muốn săn bắt cũng phải dùng cách độc nhất vô nhị

Nếu như bình thường người ta hay câu, bẫy cá suối thì loại cá quý hiếm này lại phải 'chuốc say' bằng loại bột vô cùng đặc biệt mới có thể bắt được chúng.