Khám phá mới

Bí ẩn 373 năm về đại thảm họa núi lửa Kolumbo đã có lời giải nhờ công nghệ hiện đại

Bí ẩn 373 năm về đại thảm họa núi lửa Kolumbo đã có lời giải nhờ công nghệ hiện đại

Núi lửa Kolumbo nằm sâu 500 mét dưới bề mặt nước biển, cách hòn đảo Santorini của Hy Lạp khoảng 7 km. Đây được xem là một trong những ngọn núi lửa ngầm hoạt động mạnh nhất trên thế giới tính tới thời điểm hiện tại. Năm 1650, vụ phun trào cuối cùng của nó đã gây ra trận sóng thần hủy diệt. Số người thiệt mạng trong thảm họa này ước tính lên đến 70 người. 

Một phần miệng núi lửa Kolumbo dưới Địa Trung Hải chụp bởi hệ thống giám sát núi lửa quốc tế. Ảnh: SANTORY

Mới đây, một nhóm các nhà nghiên cứu đến từ Trung tâm Nghiên cứu Đại dương GEOMAR Helmholtz Kieldo do Tiến sĩ kiêm nhà địa vật lý biển Jens Karstens dẫn đầu đã khảo sát miệng núi lửa Kolumbo bằng công nghệ hình ảnh hiện đại và tái hiện lại các sự kiện lịch sử. Kết quả sau đó đã được công bố trên tạp chí Nature Communications hôm 27/10. 

Theo đó, thảm họa bắt đầu bằng vụ lở đất rồi sau đó núi lửa đã phun trào mạnh mẽ trong vài tuần. Các nhân chứng chứng kiến cho biết họ có thể nhìn thấy vụ phun trào từ đảo Santorini của Hy Lạp. Báo cáo khi đó mô tả rằng màu nước đã thay đổi và sôi sùng sục, cáchSantorini khoảng 7 km về phía đông bắc đã có một ngọn núi lửa đã nhô lên khỏi mặt biển và phun ra những tảng đá phát sáng. Bầu trời khi đó tối sầm vì những đám khói đen đặc đi kèm lửa và sấm sét. Sau đó, nước đột ngột rút đi và chỉ một lúc sau, những con sóng thần cao tới 20 mét xuất hiện. Một tiếng nổ lớn vang lên cách đó hơn 100 km kéo theo đá bọt và tro bụi rơi xuống các hòn đảo xung quanh, nhiều người bị cuốn vào những đám mây khí độc rồi bỏ mạng.

Ảnh minh họa

Tiến sĩ Jens Karstens cho biết: "Chúng tôi biết những chi tiết về vụ phun trào lịch sử của Kolumbo nhờ các báo cáo được biên soạn và xuất bản vào thế kỷ 19 bởi một nhà núi lửa học người Pháp". Để tìm hiểu rõ hơn về sự kiện tàn khốc này, ông cùng các đồng nghiệp người Đức và Hy Lạp đã tới biển Aegean vào năm 2019 để nghiên cứu miệng núi lửa bằng công nghệ đặc biệt. Được biết, nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp địa chấn 3D để tạo ra hình ảnh ba chiều của miệng núi lửa ở độ sâu 18 mét dưới mặt nước, từ đó có thể quan sát xem bên trong núi lửa có những hoạt động gì. Hình ảnh 3D không chỉ hiển thị hình ảnh miệng núi lửa có đường kính 2,5 km và sâu 500 mét mà còn cho thấy một vụ nổ thực sự lớn khiến cho một sườn của hình nón đã bị biến dạng nghiêm trọng. Sau đó, các nhà nghiên cứu đã thực hiện phương pháp do thám, so sánh các cơ chế khác nhau có thể gây ra sóng thần với lời kể của các nhân chứng lịch sử của thảm họa núi lửa Kolumbo rồi đưa ra kết luận rằng chỉ có sự kết hợp của một vụ lở đất theo sau vụ nổ núi lửa mới có thể lý giải được sự xuất hiện của sóng thần khi đó. 

Jens Karstens giải thích: "Kolumbo bao gồm một phần đá bọt với độ dốc rất cao. Nó hoạt động không ổn định lắm. Trong vài tuần phun trào, dung nham liên tục bị phun ra. Lượng magma bên trong núi lửa chứa rất nhiều khí,tạo ra áp suất rất lớn. Khi một trong các sườn của núi lửa trượt xuống, nó giống như hiệu ứng mở một chai rượu sâm panh: Áp suất giải phóng lượng khí lớn một cách đột ngột, dẫn đến một vụ nổ lớn". “Chúng tôi hy vọng có thể sử dụng kết quả của mình để phát triển các phương pháp tiếp cận mới nhằm theo dõi tình trạng bất ổn của núi lửa. Từ đó có thể xây dựng một hệ thống cảnh báo sớm, thu thập dữ liệu trong thời gian thực", tiến sĩ Jens cũng nói thêm. 

Theo Sciencedaily

 

Thông tin về loại rau bổ ngang nhân sâm: Vô cùng quen thuộc nhưng bị nhiều người bỏ qua

Dưới đây là thông tin về một loại rau có những công dụng vàng cho sức khỏe, được ví như 'nhân sâm' mà bạn không nên bỏ qua.