Nhịp sống số

Azorult: Phần mềm đánh cắp mật khẩu nguy hiểm nhất thế giới

Azorult: Phần mềm đánh cắp mật khẩu nguy hiểm nhất thế giới

Mới đây, phần mềm diệt virus Kaspersky đã phát hiện việc người dùng bị ăn cắp mật khẩu ngày càng nhiều. Cụ thể, con số tăng từ 600.000 trong nửa đầu năm 2018 lên hơn 940.000 trong cùng kỳ năm 2019. Đối tượng mục tiêu mà các tội phạm mạng đang hướng tới đa số là người dùng ở Nga, Ấn Độ, Brazil, Đức và Mỹ.

Việc người dùng liên tục bị hack tài khoản, ăn cắp mật khẩu đã xảy ra phổ biến. Đa số mọi người đều tỏ ra bất ngờ, lo lắng nhưng không phải ai cũng biết để chống lại các phần mềm độc hại, điều quan trọng là phải phân loại và hiểu rõ về chúng.

PSW

Trong số các phần mềm độc hại đánh cắp mật khẩu tìm được thì Azorult đa chức năng được phát hiện trên các hệ thống của hơn 25 phần trăm tất cả người dùng gặp phải phần mềm độc hại loại Trojan-PSW trong nửa đầu năm 2018 và nửa cuối năm nay.

Azorult đang được xem là phần mềm đánh cắp mật khẩu nguy hiểm nhất thế giới có thể thu thập dữ liệu trực tiếp từ trình duyệt web của người dùng bằng nhiều cách khác nhau. 

Những thông tin bị đánh cắp bao gồm tất cả thông tin đăng nhập cho tài khoản trực tuyến cũng như thông tin tài chính, dữ liệu tự động điền và chi tiết thẻ đã lưu. Ngoài ra, phần mền còn đánh cắp tệp người dùng từ một vị trí cụ thể như máy tính để bàn và thậm chí các tệp từ dịch vụ nhắn tin và các ứng dụng khác.

PSW

Xã hội ngày càng phát triển, việc người dùng ứng dụng công nghệ vào cuộc sống, tiêu dùng ngày càng phổ biến. Đồng nghĩa với việc những thông tin dữ liệu người dùng trở nên không an toàn và là miếng mồi ngon cho các tội phạm mạng.

Bởi vậy, để đảm bảo an toàn mật khẩu và thông tin của mình, người tiêu dùng cần cẩn trọng trong quá trình sử dụng. Cập nhật những thông tin mới nhất về các phần mềm bảo vệ, tìm hiểu các dịch vụ cài đặt bảo mật. Và quan trọng, đừng bao giờ chia sẻ mật khẩu với bất kỳ ai để đảm bảo dữ liệu cá nhân được an toàn nhất.

 

Cẩn thận khi mua phần mềm bảo mật Kaspersky giảm 50% trên mạng

(Techz.vn) Hàng loạt lời rao bán mã bản quyền phần mềm bảo mật Kaspersky giá rẻ giảm 40% hay thậm chí 50% so với giá bán lẻ nhà phát hành công bố trên Sendo, Tiki và Lazada…nhưng tất cả đều là giả và đầy nguy cơ cho người dùng khi mua phải.