Trước những cấm vận và hạn chế đến từ Mỹ, Huawei đã tìm phương án khác cho tương lai của mình. Từ việc đưa ra hệ điều hành mới, cho đến việc từng bước bước vào thi trường châu Âu. Đây được xem là bước đi đúng hướng khi mà sức ảnh hưởng của Huawei tại EU ngày càng lớn và không còn bị tác động nhiều từ Mỹ.
Có vẻ như EU là một mảnh đất màu mỡ khi mà Huawei đã và đang có kế hoạch tiến sâu vào thị trường này. Dù bị “xa lánh” ở Mỹ thì Huawei vẫn được ưa chuộng tại thị trường châu Âu.
Theo báo cáo mới nhất, doanh số bán hàng của Huawei tại thị trường châu Âu là khá cao và con số vẫn đang tăng lên. Cho đến thời điểm hiện tại, Huawei đã ký 50 hợp đồng trên toàn thế giới, trong đó có 28 hợp đồng với các nhà khai thác châu Âu.
Bên cạnh đó, việc dần dần thuyết phục các quốc gia thiên hướng độc lập với EU trong thực thi chính sách của đồng minh Mỹ, Huawei đang thuận lợi từng bước bước vào EU. Huawei vẫn duy trì được các hợp đồng đầu tư 5G tại châu Âu, bất chấp việc đang bị Mỹ theo dõi và gây sức ép.
Mới đây, Huawei đã tuyên bố việc đầu tư 3,1 tỷ USD vào Italy trong ba năm tới, đồng thời kêu gọi chính phủ nước này đảm bảo "minh bạch, hiệu quả và công bằng" trong phát triển mạng 5G.
Ông Thomas Miao (Giám đốc chi nhánh Huawei ở Italy) cho biết: “Huawei sẽ cắt giảm 1.000 việc làm tại Mỹ và bổ sung 1.000 việc làm tại Italy trong 3 năm tới. Nếu công ty bị Mỹ giữ lại trong danh sách đen thì hãng này đã có kế hoạch B để đảm bảo nguồn cung cấp linh kiện.”
Gói đầu tư này của Huawei tại Italy còn cho thấy khả năng chia rẽ các thành viên châu Âu đối với quan điểm chưa rõ ràng của cả khối liên minh 28 nước. Có thể thấy rõ quan điểm khác nhau của các quốc gia châu Âu trước gói đầu tư của Huawei.
Cụ thể: Italy đã tự lập hàng rào kỹ thuật để đối phó kịch bản tồi tệ nhất có thể xảy ra. Rome đã thể hiện sự chuẩn bị các kịch bản an ninh kỹ càng bằng cách cho phép Nhà nước tham gia việc quản lý bảo mật ở các công ty tư nhân hợp tác với Huawei. Thụy Sĩ ngấm ngầm cho phép Huawei phát triển 5G. Ngay cả Pháp cũng tuyên bố sẽ không cấm các nhà khai thác mạng của nước này sử dụng Huawei. Hungary thể hiện sự ủng hộ ra mặt với Huawei, kiên quyết bảo vệ quyền sử dụng thiết bị của Huawei trong mạng di động thế hệ thứ năm ở quốc gia này, bất chấp Mỹ đã có tuyên bố cảnh báo về khả năng từ chối hợp tác tình báo với EU…
Có vẻ như Huawei đang thuận lợi với kế hoạch tiến vào châu Âu của mình. Việc tiến sâu vào thị trường này là một trong những bước đi đúng đắn khi Huawei có ý đỉnh đẩy mạnh doanh số bán hàng trên toàn thế giới, nhằm mang thương hiệu của mình xa hơn nữa, không chỉ tại các nước châu Á hay thị trường nội địa.
Bị Huawei trả đòn hiểm, chính phủ Mỹ đành phải xuống nước?
(Techz.vn) Huawei đã có những động thái đáp trả sau một thời gian bị chính quyền Mỹ trừng phạt. Có lẽ chính những đòn đáp trả này của cả Huawei phần nào khiến Mỹ nao núng?