HLV Kim Sang Sik khó lòng cùng ĐT Việt Nam tái lập kỳ tích ở giải châu Á 2018 sau những thay đổi lớn từ phía LĐBĐ châu Á (AFC).
Trong cuộc họp chiến lược phát triển bóng đá châu Á, tổ chức tại UAE mới đây, ông Trần Quốc Tuấn – Chủ tịch Ủy ban Thi đấu AFC, Chủ tịch LĐBĐ Việt Nam (VFF), đóng vai trò điều hành cuộc họp. Theo đó, LĐBĐ châu Á (AFC) đã phê chuẩn hàng loạt quyết định quan trọng.
Cụ thể, trong tương lai sẽ là tổ chức VCK U23 châu Á 4 năm/lần tính từ năm 2028 trung với thời điểm diễn ra Olympic. Do đó, giải đấu cấp độ U23 sẽ hứa hẹn có tính cạnh tranh cao hơn, khi các nền bóng đá như Nhật Bản, Hàn Quốc, Saudi Arabia đều cử đội hình trẻ mạnh nhất tranh tài để giành vé Olympic. Đồng nghĩa với việc U23 Việt Nam khó lòng tái lập kỳ tích lọt vào trận chung kết ở giải đấu năm 2018 (giải đấu không nằm trong năm diễn ra Olympic).
Thực tế, ở 3 giải U23 châu Á tranh vé đi Olympic vào các năm 2016, 2020 và mới nhất là 2024, U23 Việt Nam đều không thể tiến sâu. Trong đó, 1 lần U23 Việt Nam 2 lần bị loại từ vòng bảng và 1 lần bị loại ở tứ kết.
Ngoài ra, AFC quyết định tổ chức VCK U17 World Cup (cả nam lẫn nữ) hàng năm (hiện tại là 2 năm/lần), mở rộng các quốc gia tham dự lên 48 đội nhằm đảm bảo sự phát triển của bóng đá trẻ châu Á. Uỷ ban AFC quyết định trao quyền đăng cai VCK U20 Asian Cup 2025 cho Trung Quốc, VCK U17 Asian Cup 2025 cho Saudi Arabia.
Với cấp độ CLB, 3 giải đấu diễn ra kể từ mùa giải 2024/25 là AFC Champions League Elite (ACLE), AFC Champions League Two (ACL2) và AFC Challenge League (ACGL). Căn cứ trên BXH các giải VĐQG châu Á cấp CLB, Giải VĐQG Việt Nam (V.League) xếp hạng 7 của khu vực Đông Á nên Việt Nam sẽ có 1 suất vào thẳng và 1 suất play-off ở giải đấu ACL Two mùa giải 2025/26.
DANH SÁCH ĐT VIỆT NAM: CHỜ ĐỢI ‘MÀN LỘT XÁC’ CỦA NHỮNG CON NGƯỜI CŨ