Hồi ký Ronaldo (P1): Nỗi ám ảnh về hai chữ Gia Đình và ước mơ trở thành cầu thủ vĩ đại nhất lịch sử
- Nhận định Chelsea vs MU: Quỷ Đỏ gặp muôn nẻo bất lợi; Tuchel quyết tâm chấm dứt 'ác mộng kinh hoàng'
- Thắng hủy diệt, Bayern Munich 'dằn mặt' cả châu Âu: Thách thức cơ hội vô địch C1 của Man City và Pep
- Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 28/02: Chelsea vs MU – Super Sunday chấm dứt cơn ác mộng của Tuchel
- Kết quả bóng đá hôm nay 28/02: Man City trên đà 'hủy diệt' Ngoại hạng Anh; Messi gọi Ronaldo trả lời
PHẦN 1: "MENINO QUERIDO DA FAMÍLIA - CẬU BÉ ĐƯỢC GIA ĐÌNH YÊU CHIỀU"
Có một ký ức tôi nhớ như in từ khi tôi mới lên bảy tuổi. Ký ức ấy rõ ràng tới mức tôi có thể mường tượng ra nó và vẽ thành một bức tranh, khiến tôi cảm thấy ấm lòng hơn. Ký ức ấy, là một ký ức về gia đình tôi.
Lúc ấy tôi chỉ vừa mới bắt đầu chơi bóng đá theo đúng nghĩa. Trước đó, tôi chỉ chơi cùng chúng bạn trên đường phố Madeira mà thôi. Khi tôi nói đến đường phố, không có nghĩa là con đường không có xe cộ chạy qua đâu. Đường phố thực sự ấy. Chẳng có khung thành hay những thứ gì khác, và trận đấu cứ bị gián đoạn liên tục mỗi khi có ô tô chạy qua. Mỗi ngày được chơi bóng như vậy, tôi đều cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Nhưng cha tôi lại là nhân viên phụ trách phòng thay đồ CLB Andorinha, và ông cứ khuyến khích tôi tới đó chơi cho đội trẻ. Tôi nghe theo vì biết điều đó sẽ làm ông thực sự tự hào.
Ngày đầu tiên, tôi phải tiếp xúc với hàng tá những quy tắc. Tôi chẳng hiểu gì cả, nhưng lại yêu thích chúng. Tôi say mê trước cảm giác và những yếu tố cấu thành nên chiến thắng. Cha tôi đứng bên ngoài đường biên mỗi trận đấu, lúc nào cũng để râu xồm xoàm và mặc chiếc quần làm việc.
Ông thích thế. Nhưng mẹ và các chị gái của tôi lại chẳng hứng thú với bóng đá. Thế nên mỗi tỗi, bên bàn ăn, cha tôi lại cố gắng dụ họ tới sân xem tôi thi đấu. Ông cứ như người đại diện đầu tiên của tôi vậy. Tôi nhớ có một hôm mình về nhà sau khi đá bóng. Ông khoe với cả nhà: "Cristiano hôm nay ghi một bàn đấy".
Những người còn lại thốt lên "Ồ, tuyệt thật". Nhưng họ thực sự chẳng thích thú chuyện đó, bạn biết chứ?
Hôm sau, ông lại về nhà và nói "Cristiano hôm nay ghi hai bàn đấy". Vẫn không có chút vui thích nào cả. Họ chỉ nói "Ồ, thật tuyệt đấy, Cris". Vậy tôi có thể làm gì đây? Tôi chỉ biết ghi hết bàn thắng này đến bàn thắng khác.
Một đêm nọ, cha tôi về và nói với cả nhà: "Cristiano ghi tới ba bàn! Thật không thể tin nổi! Em và các con phải tới xem nó đá đi chứ!".
Nhưng rồi mọi chuyện vẫn thế. Tôi cứ nhìn ra phía đường biên mỗi trận đấu, và chỉ thấy có cha mình đứng cô đơn ở đó. Thế rồi đến một ngày - tôi sẽ không bao giờ quên hình ảnh ấy - tôi đang khởi động trước trận đấu, nhìn xung quanh và thấy mẹ cùng mấy bà chị gái ngồi cùng nhau trên khán đài. Trông họ thật... nói sao nhỉ? Trông thật thoải mái. Họ ngồi sát lại bên nhau, không vỗ tay hay hò hét gì cả, chỉ vẫy tay về phía tôi thôi, như thể tôi đang đi diễu hành hay làm gì đó vậy. Trông họ cứ như thể họ chưa từng đến xem một trận đấu bóng đá vậy. Nhưng họ đã tới, đã ở đó. Đấy mới là điều tôi quan tâm.
Khoảnh khắc ấy, tôi cảm thấy mọi chuyện thật tuyệt. Điều đó vô cùng có ý nghĩa với tôi, cứ như thể có gì đó xoay chuyển bên trong tôi vậy. Tôi thực sự thấy tự hào. Hồi đó, gia đình chúng tôi đâu có nhiều tiền. Cuộc sống ở Madeira thật khó khăn. Đôi giày tôi xỏ ra sân toàn là mấy đôi giày cũ được ông anh trai và mấy người anh họ "nhượng" lại. Nhưng khi còn bé, bạn sẽ chẳng quan tâm đến tiền bạc đâu. Chỉ có cảm xúc mà thôi. Và vào ngày đó, cảm xúc này thật mạnh mẽ. Tôi thấy mình được gia đình bảo vệ, yêu thương. Như trong tiếng Tây Ban Nha, chúng tôi gọi nó là menino querido da família, cậu bé được gia đình yêu chiều.
Tôi nhìn về ký ức đó với một niềm tiếc nuối khôn nguôi, bởi giai đoạn ấy trong cuộc đời tôi thật ngắn ngủi. Bóng đá cho tôi mọi thứ, nhưng cũng khiến tôi phải rời xa mái ấm gia đình trước cả khi tôi thực sự sẵn sàng cho điều đó. Năm 11 tuổi, tôi rời đảo để chuyển tới học viện bóng đá ở Lisbon. Đó là khoảng thời gian khó khăn nhất trong đời tôi.
Còn tiếp...
Làn sóng tẩy chay Trung Quốc lan khắp châu Âu, ông Tập Cận Bình nhận thêm đòn đau từ đồng minh Mỹ
(Techz.vn) Hà Lan đanh thép cáo buộc chính quyền Tập Cận Bình phải chịu trách nhiệm cho việc 'người thiểu số Duy Ngô Nhĩ đang bị tàn sát ở biên giới Trung Quốc'.