- Uống dầu gió xanh có thực sự 'lách' được chốt kiểm tra nồng độ cồn?
- Sự thực về ‘thuốc giải rượu cấp tốc’: Né máy đo nồng độ cồn chỉ với một viên kẹo?
- Muôn kiểu “lách” đo nồng độ cồn dân mạng truyền tai nhau để về nhà
Chính phủ mới ban hành nghị định 100/2019/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Nghị định này chính thức được áp dụng kể từ ngày 1/1/2020, tuy nhiên vì nhiều người chưa nắm rõ luật cũng như hiểu sai thông tin trong nghị định nên đã có những ý kiến gây tranh cãi nhất là các vấn đề liên quan đến phạt nồng độ cồn hay chạy xe không chính chủ…
Theo đó, tại khoản 3, điều 6, thông tư 15/2014/TT-BCA quy định như sau:
Điều 6: Trách nhiệm của chủ xe
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm chứng từ chuyển quyền sở hữu xe, tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng xe phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục đăng ký sang tên, di chuyển xe. Như vậy người mua phải làm thủ tục sang tên trong khoảng thời gian theo quy định. Nếu không thì sau này làm thủ tục gì liên quan đến đăng ký xe cũng bị phạt.
Theo đó, mức phạt cũ theo nghị định 46/2016/NĐ-CP sẽ từ 100.000 đồng – 200.000 đồng đối với cá nhân và từ 200.000 – 400.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự mô tô.
Mức phạt có tăng theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP:
Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với cá nhân, từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm như: Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô…
Ngoài ra khi xe tham gia giao thông trên đường hoặc bị dừng xe bởi bất kỳ lỗi vi phạm nào thì CSGT cũng không được hỏi han, điều tra, xác minh về việc có làm thủ tục mua bán xe hay không. Việc xác minh để xử phạt hành vi này cũng chỉ được thực hiện khi xe liên quan đến tai nạn; khi làm thủ tục liên quan đến đăng ký xe.
Có thể thấy, theo nghị định 100 mới đề ra thì không hề quy định chỉ được đi xe đứng tên mình. Có thể đi chung hoặc mượn xe bạn bè, hàng xóm vô tư. Chỉ cần tham gia giao thông đúng luật và đảm bảo cần có đầy đủ giấy tờ xe, đăng ký, abor hiểm, bằng lái là được chứ không hề bị phạt “gấp đôi” hay bị xử lý như nhiều người vẫn nghĩ.
Uống dầu gió xanh có thực sự 'lách' được chốt kiểm tra nồng độ cồn?
(Techz.vn) Những ngày qua, một bài viết gây xôn xao MXH khi chia sẻ "mẹo" tránh chốt kiểm tra nồng độ cồn bằng cách uống dầu gió xanh. Liệu cách này có thực sự có tác dụng?