Đời sống

Vũ Thị Quế - Người giữ lửa dân ca trên núi

Vũ Thị Quế - Người giữ lửa dân ca trên núi
  • Exciter 150 và Honda Supra GTR 150: Nên mua xe nào?
  • Bộ đôi VinFast Lux của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang tiến dần về mức giá “3 không” như kế hoạch
  • Siêu đập Tam Hiệp và lời nguyền ‘thanh gươm Damocles’ treo trên Trung Quốc
  • Honda Air Blade ABS 2020 : Những thay đổi được mong chờ nhất

Đến xã Quỳnh Thắng (Quỳnh Lưu, Nghệ An) hỏi thăm bà Vũ Thị Quế hát dân ca ai ai cũng biết. Bà Quế nổi tiếng không chỉ với giọng hát hay mà còn bởi những cống hiến của bà cho dân ca ví dặm quê nhà. Là một người trọn đời gắn bó với những làn điệu dân ca, từ lúc bé thơ, tình yêu dân ca đã ăn sâu vào máu thịt và cứ lớn dần lên theo năm tháng để rồi mạch nguồn ấy chảy mãi trong con người bà. Để dân ca được lưu truyền và sống mãi, bà Quế đã dành nhiều tâm sức cho việc lưu giữ, truyền dạy cho thế hệ tiếp nối.

Bà Quế (đeo kính) luôn dành sự nhiệt huyết, đam mê của mình cho những làn điệu dân ca.

Đều đặn hàng tuần, mặc dù công việc gia đình bận rộn nhưng bà vẫn cố gắng sắp xếp dạy hát dân ca miễn phí 3 buổi tại trường tiểu học và trung học cơ sở Quỳnh Thắng. Mỗi khi các em cất tiếng hát lên, lòng bà lại rộn ràng khó tả và tình yêu với dân ca lại càng mãnh liệt hơn. Bà như nhìn thấy hình ảnh của mình ngày xưa qua nụ cười, ánh mắt ngây thơ, hồn nhiên của trẻ nhỏ khi say sưa học hát dân ca.

Bà Quế cho biết: “Dân ca như một dòng chảy của thời gian, nó như đã ngấm vào máu thịt của tôi rồi cho nên mình muốn bảo tồn, lưu giữ và lưu truyền cho thế hệ trẻ. Với lòng đam mê của mình, bên cạnh đó để thực hiện chủ trương bảo tồn dân ca ví giặm nên tôi đã truyền thụ cho các cháu.”

Một buổi tập hát cùng các em học sinh trường THCS Quỳnh Thắng

Những lúc rảnh rỗi, ngoài dạy hát ở trường, bà Quế còn tranh thủ viết lời, dạy hát cho những người yêu dân ca trong xóm, trong xã. Cùng nhau uống cốc chè xanh, cùng hát, cùng say câu dân ca. Qúy bà, mê tiếng hát của bà, ngoài tập hát ở trường, các em học sinh rủ nhau lên tận trang trại nhà bà Quế cách trường 10 km. Lúc bà Quế bận thì cả nhóm cùng hỗ trợ bà cho nhanh, xong việc mọi người cùng tập hát giữa núi rừng.

Bà Quế nói, nhiều lúc đang mải làm ngoài nương, thấy xa xa chúng nó đạp xe, liền vào cất dọn ra đón kẻo chúng nó chờ tội nghiệp. Tôi cảm động lắm, lũ trẻ nó yêu dân ca, có quý mình đạp xe mười mấy cây số lên tận đây để học hát. Mấy bà cháu ra vườn hái hoa quả ăn, vào ngồi nói chuyện tập hát, cảm giác ấm áp như con cháu trong nhà mình vậy.

Bà Quế cùng các em học sinh say sưa hát dân ca giữa núi rừng

Em Phan Thị Nga - Học sinh lớp 8A, trường THCS Quỳnh Thắng phấn khởi cho biết: “Em được bác Quế dạy hát dân ca từ năm lớp 6 và em thích hát dân ca vì dễ thuộc, gần gũi và thú vị. Nhiều lúc đạp xe lên nhà bà Quế xa lắm, mỏi chân thay nhau đạp. Đến những đoạn đồi dốc không đạp được nữa, cả lũ chạy xuống đẩy, mệt nhưng mà vui. Em sẽ cố gắng rèn luyện là để mong ước tương lai em sẽ là một ca sỹ hát dân ca.”

Những năm qua, mỗi khi có cuộc thi văn nghê, hay đến dịp lễ hội, tết… là các trường học, các cơ quan ở địa phương lại đến nhờ bà viết và dạy dân ca. Bà cứ say sưa, miệt mài cống hiến cho dân ca quê nhà không thấy mệt mỏi. Cũng chính từ tình yêu mến của quần chúng dành cho mình đã là động lực góp phần giúp bà có thêm động lực, thêm tình yêu và dân ca, ví dặm. Dành trọn tâm huyết để góp phần bảo tồn, gìn giữ làm cho các làn điệu dân ca ví dặm Nghệ Tĩnh không mai một, sống mãi với muôn đời sau./.

 

Siêu đập Tam Hiệp và lời nguyền ‘thanh gươm Damocles’ treo trên Trung Quốc

(Techz.vn) Siêu Đập Tam Hiệp là trọng điểm chiến lược của Trung Quốc, được xây dựng trên con sông Dương Tử dài nhất châu Á. Là con đập có tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới và là mục tiêu tấn công trong các kịch bản xung đột quân sự với Trung Quốc.