Hệ sinh thái của Vingroup hiện đang đầu tư vào 8 lĩnh vực với các thương hiệu riêng: Bất động sản (Vinhomes, Happy Town, Vincom Retail, Vinoffice); du lịch, vui chơi giải trí (Vinpearl); bán lẻ (VinMart, VinMart+, VinPro, VinFa , Adayroi); công nghiệp (Vinfast, Vsmart); y tế (Vinmec); giáo dục (Vin school, VinUni); nông nghiệp (VinEco) và công nghệ (Vintech).
Dường như 8 lĩnh vực này vẫn chưa đủ với tỷ phú Phạm Nhật Vượng, hãng hàng không Vinpearl Air sắp sửa được cất cánh. Việc Vingroup ra mắt một lĩnh vực mới như hàng không khiến nhiều người nghi ngại liệu đây có phải một bước đi mạo hiểm của tỷ phú giàu nhất Việt Nam hay một thử thách tham vọng mới của Tập đoàn tư nhân này.
Tuy nhiên Vingroup đã cho thấy một tham vọng nghiêm túc và chuyên nghiệp bằng việc ký kết thỏa thuận hợp tác với Tập đoàn CAE (Canada) đào tạo phi công, kỹ thuật bay và các nhân sự khác trong lĩnh vực hàng không.
Khởi nghiệp từ Tập đoàn Technocom, thành lập năm 1993 tại Ucraina, Phạm Nhật Vượng với những bước đi đúng đắn của mình đã phát triển nó trở thành Tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam ở thời điểm hiện tại mọi lĩnh vực đời sống từ ăn, ở, ngủ nghỉ, vui chơi, đi lại... tất cả đều đã trở thành một phần trong hệ sinh thái của Tập đoàn Vingroup. Đi dọc cả đất nước Việt Nam, đi đâu cũng tràn ngập “Vin”.
Sự thành công của Vingroup là điều không thể phủ nhận. Hàng loạt những kỉ lục Vingroup tạo dựng trên thị trường Việt có lẽ phải mất rất lâu để các doanh nghiệp khác theo kịp.
Như vậy, còn loại hình dịch vụ hay lĩnh vực nào Vingroup chưa chạm đến? Hãy cùng xem tỷ phú Phạm Nhật Vượng cùng tập đoàn của mình sẽ làm gì trong những năm tới.
Chấp nhận mọi rủi ro, tỉ phú Phạm Nhật Vượng quyết đưa Vinfast vươn tầm thế giới
(Techz.vn) Ngày 12/9, Vingroup vẫn giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm ở mức B+ theo hãng đánh giá Standard & Poor’s, triển vọng đổi từ “ổn định” sang “tiêu cực” do đầu tư mạnh vào ô tô.