Vingroup của tỉ phú Phạm Nhật Vượng và cách 'đánh Tây' vô cùng tinh tế trên thị trường
Trước khi thâu tóm Queenland Mart, Vingroup đã thực hiện hàng loạt thương vụ M&A lớn bao gồm việc mua Công ty cổ phần đầu tư Nhất Nam – sở hữu hệ thống siêu thị Fivimart, mua lại chuỗi điện thoại Viễn thông A và 87 cửa hàng Shop&Go.
Không chỉ tại thành phố Hồ Chí Minh, ngay tại địa bàn Hà Nội hệ thống các siêu thị Vinmart và Vinmart+ cũng liên tục được mở rộng đến từng ngóc ngách. Việc tìm một siêu thị Vinmart và Vinmart+ thuộc Vingroup bây giờ còn dễ hơn tìm một chợ gần nhà.
Bằng việc mở rộng độ phủ trên thị trường bán lẻ, Vinmart và Vinmart+ thuộc Vingroup liên tục giữ vững vị trí số 1 về độ phủ điểm bán tại Việt Nam. Hiện tại chuỗi cửa hàng Vinmart+ đang có 2.100 cửa hàng và đảm bảo thực hiện kế hoạch đạt 3000 cửa hàng vào cuối năm 2019.
Để khẳng định vị trí thương hiệu, Vingroup không ngừng nâng cao chất lượng siêu thị, cung cấp chuỗi cung ứng VinCommerce tiêu chuẩn thế giới, áp dụng công nghệ Scan&Go, siêu thị ảo,..
Việc hệ thống Vinmart và Vinmart+ thuộc Vingroup liên tục mở rộng về số lượng, phủ đều khắp các thành phố lớn cho thấy tham vọng chiếm lĩnh thị trường bán lẻ tại Việt Nam. Để làm được điều đó Vingroup sẽ vấp phải sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp trong nước và đặc biệt là các chuỗi bán hàng cực mạnh đến từ nước ngoài.
Để đối phó với sự cạnh tranh này tỉ phú Phạm Nhật Vượng cũng có những các đối phó vô cùng tinh tế và hiệu quả. Ông Phạm Nhật Vượng đã áp dụng các chiến thuật cạnh tranh nhằm phủ đỏ thị trường bán lẻ, những chiến thuật đã rất hữu dụng tại Ukraina.
Khởi nghiệp với thương hiệu mì ăn liền Mibiha, ông Phạm Nhật Vượng đã gặp không ít khó khăn với các thương hiệu thực phẩm hàng đầu thế giới như Nestle, Maggi, Knorr, … Tuy nhiên, Mibiha phát triển mạnh mẽ với thị phần mì ăn liền trên 90%, bột canh 80%. Trong khi Nestle chi khoảng 34 triệu đô quảng cáo, Phạm Nhật Vượng chỉ dành 2 triệu đô nhập áo lông phát 50.000 điểm bán hàng ở chợ.
Ông Phạm Nhật Vượng cũng quy định rõ: “Ông nào bán hàng của Tây, cấm không được bán hàng của Mibiha”. Đây là chiến thuật “đánh Tây” khiến các thương hiệu lớn không thể mua chuộc được đội ngũ bán hàng của Mibiha hay chiếm lại thị phần.
Chính vì vậy, suốt 7 năm liền, thị phần Mibiha không bị giảm sút. Ông Phạm Nhật Vượng đã “thiên biến vạn hóa”, ứng biến linh hoạt với các chiêu quảng cáo của đối thủ nước ngoài.
Những bài ‘đánh Tây’ này phần nào cũng đang được thực hiện một cách đầy linh hoạt tại Việt Nam. Cùng với đó việc “phủ đỏ” các siêu thị Vinmart và Vinmart+ sẽ khiến các đối thủ cạnh tranh nước ngoài đến sau không có những vị trí đắc địa để mở cửa hàng. Thậm chí ông Phạm Nhật Vượng từng chia sẻ: “ Tôi chấp nhận 20% - 30% số điểm Vinmart và Vinmart+ bỏ đi chỉ để phủ hết các địa điểm, chả nhé khi đó các công ty nước ngoài nhảy vào sau mở cạnh tôi?”.
Chính những chính sách và nước đi khôn ngoan và đầy tinh tế này mà mà các siêu thị Vinmart và Vinmart+ của Vingroup hoàn toàn tự tin cạnh tranh với những hệ thống bán lẻ khác dù cho các hệ thống này có mạnh đến đâu.