1. Nguồn gốc của Tết Trung Thu
Ở Việt Nam, truyền thuyết của chị Hằng lại gắn với chú Cuội. Chuyện kể rằng, ngày xưa có nàng tiên nữ là Hằng Nga, xinh đẹp và rất yêu trẻ con. Nàng mong muốn được xuống trần gian chơi cùng trẻ em nhưng tiên giới không cho phép.
Một hôm Ngọc Hoàng tổ chức cuộc thi "Làm bánh ngày rằm", ai làm được bánh ngon, đẹp và lạ mắt sẽ được trọng thưởng.
Hằng Nga đã xuống trần gian thăm hỏi và gặp được Cuội - anh chàng chuyên gia nói dóc. Cuôi bày cho Hằng Nga cách là cứ bỏ tất cả nguyên liệu hòa lại rồi đem nướng lên.
Kì lạ những chiếc bánh ra lò thơm phức, các em nhỏ ăn đều khen rất ngon. Thời gian này, quân Minh đang nổi dậy chống lại Hằng Nga trở về cung trăng và đem những chiếc bánh để dự thi.
Nhưng vì Cuội lưu luyến không muốn rời xa Hằng Nga nên đã nắm lấy tay nàng và sức mạnh kì lạ đã kéo cả chàng cùng cây đa đầu làng lên tận cung trăng. Ngồi trên cây đa, Cuội có thể thấy bọn trẻ đang chơi đùa, đôi lúc nhớ nhà, nhớ em, Cuội chỉ biết ngồi khóc và buồn bã.
Những chiếc bánh của Hằng Nga đã giành giải nhất và lấy tên là "bánh Trung thu", nàng đã ước mỗi năm cứ rằm tháng tám, nàng cùng chú Cuội được xuống trần gian chơi cùng các em nhỏ. Từ đó, Ngọc Hoàng đặt tên cho rằm tháng tám là "Tết Trung thu" - dịp tết vui chơi của các em nhỏ.
Hàng năm, cứ đến rằm tháng tám, người ta tổ chức rước đèn, múa rồng, múa lân dưới ánh trắng để làm kỷ niệm chú Cuội, chị Hằng, đàn thỏ xuống mặt đất để liên hoan vui chơi.
2. Ý nghĩa của Tết Trung Thu
Tết Trung thu của người Việt Nam có nhiều điểm khác biệt so với người Trung Quốc. Theo phong tục của người Việt Nam, bố mẹ này cỗ cho các con để mừng Trung thu.
Đây là dịp để con cái hiểu được sự chăm sóc qúy mến của cha mẹ đối với mình một cách cụ thể nhất. Do đó, tình yêu gia đình ngày càng trở nên khăng khít hơn bao giờ hết. Tục hát trống quân theo tương truyền có từ thời vua Lạc Long Quân.
Sau này đệm hát trống quân được vua Quang Trung áp dụng khi ngài đem quân ra Bắc, đại phá quân Thanh.
Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, Tết Trung thu còn là dịp để người ta ngắm trăng và tiên đoán mùa màng, vận mệnh quốc gia.
Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó trúng mùa tằm tơ. Trăng mà có màu xanh lục hay thiên tại sẽ có thiên tai. Nếu trăng có màu cam thì báo hiệu đất nước bước vào năm thịnh trị.
3. Truyền thuyết về bánh Trung Thu
Trong quan niệm của Trung Hoa cổ đại còn tồn tại đến ngày nay, bánh Trung Thu là biểu tượng của sự đoàn tụ và gia đình hòa hợp. Loại bánh truyền thống được làm từ bột mì, nhân hạt sen và bột đường.
Mỗi năm, vào khoảnh khắc rằm Tháng Tám, người ta cắt bánh Trung Thu với số miếng bằng đúng số thành viên trong gia đình. Miếng bánh càng đều nhau thì gia đình càng hòa thuận.
Ý niệm "Tròn" (viên) của Trăng là cảnh quây quần quy tụ thưởng Trăng. Từ ý niệm này, lại nảy sinh ra huyền thoại ông già dưới trăng "Nguyệt lão" chắp mối tơ hồng để trai gái kết hôn.
4. Tục lệ thả đèn lồng Tết Trung Thu
Ngày lễ này, khắp các đường phố ngõ nhỏ tràn ngập hình ảnh những chiếc đèn lồng nhỏ xinh, đủ hình dáng. Đây là biểu tượng cho sự may mắn và là món quà mà người lớn dành tặng cho các em nhỏ. Hoa đăng cũng là một hình ảnh thường thấy. Đèn hoa đăng mang theo tâm nguyện, những điều ước của mọi người về những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Ngoài ra đây cũng là dịp mọi người tặng nhau những món quà nhỏ mang hàm ý lời chúc may mắn, thành công là một phong tục truyền thống đặc biệt. Những món quà này có thể là tranh chữ, đèn lồng, bánh trung thu… Các món quà đều mang ý nghĩa tinh thần hơn vật chất.
Vingroup của ông Phạm Nhật Vượng như thế nào trong mắt truyền thông quốc tế?
(Techz.vn) Ở Việt Nam, Vingroup hiện là tập đoàn tư nhân lớn nhất, bất kỳ người dân nào cũng biết đến. Vingruop có các dịch vụ, kinh doanh mọi lĩnh vực trong cuộc sống. Vậy truyền thông quốc tế đã nói gì về tập đoàn “Samsung của Việt Nam”?