Theo Bloomberg, cuối tháng 8, một đội tàu sẽ rời cảng Murmansk (Nga) di chuyển qua quãng đường gần 6.000km tới Pavek thuộc vùng biển phía đông bắc của Nga để k&eaeacute;o nhà máy điện hạt nhân nổi Akademik Lomonosov. Nhà máy sẽ cung cấp điện năng lượng các ngôi nhà trong vùng, cũng như phục vụ các hoạt động khai thác và khoan dầu trên biển.
Trong khi đó, Trung Quốc cũng có kế hoạch phát triển tới 20 nhà máy hạt nhân nổi trong 10 năm tới. Và các nhà đầu tư Mỹ đang hy vọng sẽ xây một dây chuyền sản xuất tại Hàn Quốc để chế tạo các lò phản ứng nổi với giá phải chăng.
Nhỏ, gọn, chi phí thấp
Trong khi lò phản ứng trên đất liền phải đáp ứng nhiều tiêu chuẩn khắt khe và thường cần 10-15 năm để xây dựng và vận hành một lò phản ứng mới. Lò phản ứng nổi thường có quy mô nhỏ hơn, chi phí xây dựng và vận hành thấp hơn. Đây còn là phương tiện cung cấp năng lượng cho các khu vực xa xôi hẻo lánh, chưa phát triển hoặc vùng bị thiên tai tàn phá.
Mới đây, Tập đoàn năng lượng Nga Rosatom Corp - chủ đầu tư nhà máy nổi Akademik Lomonosov - đã ký cam kết cung cấp lò phản ứng nổi cho Sudan. Nhà máy hạt nhân nổi đầu tiên trên thế giới là MH-1A do quân đội Mỹ thiết kế.
Tham vọng đáng lo ngại của Trung Quốc
Nguồn tin từ Bloomberg khẳng định Trung Quốc có kế hoạch triển khai nhà máy điện hạt nhân nổi trên Biển Đông để phục vụ hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí tại vùng biển Đông Nam Á. Với ý đồ độc chiếm Biển Đông, Trung Quốc sẽ không ngần ngại đổ tiền đầu tư cho các nhà máy hạt nhân nổi tại đây.
Nếu một vụ tai nạn hạt nhân tầm cỡ thảm họa Chernobyl xảy ra, hàng nghìn km biển sẽ bị ô nhiễm hạt nhân trầm trọng, hệ sinh thái đại dương và các cộng đồng ven biển sẽ bị tàn phá. Thậm chí, khi bão lớn xảy ra, một lò phản ứng có thể bị sóng cuốn vào bờ, đe dọa các vùng dân cư. Và một nhà máy điện hạt nhân nổi của Trung Quốc hoạt động trên Biển Đông sẽ đẩy căng thẳng khu vực lên một tầm cao mới.
Theo Công ước An toàn Hạt nhân 1994 , Nga và Trung Quốc phải đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn về thiết kế, xây dựng và vận hành và thường xuyên nộp báo cáo về chương trình hạt nhân để các nước khác đánh giá. Công ước An toàn Hạt nhân phải được áp dụng để quản lý các cơ sở hạt nhân nổi để đảm bảo sự an toàn tối thiểu. Nếu không, một thảm họa Chernobyl trên biển hoàn toàn có thể xảy ra.
Những bí ẩn hơn 5000 năm chưa được giải mã của Trung Quốc: Lời nguyền Thành Cát Tư Hãn
(Techz.vn) Là một quốc gia có bề dày lịch sử 5000 năm, Trung Quốc vẫn chưa đựng những bí mật không thể lý giải. Hãy cùng tìm hiểu 4 sự kiện kỳ lạ nhất của đất nước đông dân số nhất thế giới này nhé!
Theo Bloomberg, cuối tháng 8, một đội tàu sẽ rời cảng Murmansk (Nga) di chuyển qua quãng đường gần 6.000 km tới Pavek thuộc vùng biển phía đông bắc Nga để kéo nhà máy điện hạt nhân nổi Akademik Lomonosov. Nhà máy sẽ cung cấp điện năng lượng các ngôi nhà trong vùng, cũng như phục vụ các hoạt động khai thác và khoan dầu trên biển.
Trong khi đó, Trung Quốc cũng có kế hoạch phát triển tới 20 nhà máy hạt nhân nổi trong 10 năm tới. Và các nhà đầu tư Mỹ đang hy vọng sẽ xây một dây chuyền sản xuất tại Hàn Quốc để chế tạo các lò phản ứng nổi với giá phải chăng.
Nhỏ, gọn, chi phí thấp
Trong khi lò phản ứng trên đất liền phải đáp ứng nhiều tiêu chuẩn khắt khe và thường cần 10-15 năm để xây dựng và vận hành một lò phản ứng mới. Lò phản ứng nổi thường có quy mô nhỏ hơn, chi phí xây dựng và vận hành thấp hơn. Đây còn là phương tiện cung cấp năng lượng cho các khu vực xa xôi hẻo lánh, chưa phát triển hoặc vùng bị thiên tai tàn phá.
Mới đây, Tập đoàn năng lượng Nga Rosatom Corp - chủ đầu tư nhà máy nổi Akademik Lomonosov - đã ký cam kết cung cấp lò phản ứng nổi cho Sudan.
Nhà máy hạt nhân nổi đầu tiên là MH-1A do quân đội Mỹ thiết kế.
Tham vọng đáng lo ngại của Trung Quốc
Nguồn tin Bloomberg khẳng định Trung Quốc có kế hoạch triển khai nhà máy điện hạt nhân nổi trên Biển Đông để phục vụ hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí tại vùng biển Đông Nam Á. Với ý đồ độc chiếm Biển Đông, Trung Quốc sẽ không ngần ngại đổ tiền đầu tư cho các nhà máy hạt nhân nổi tại đây.
Nếu một vụ tai nạn hạt nhân tầm cỡ thảm họa Chernobyl xảy ra, hàng nghìn km biển sẽ bị ô nhiễm hạt nhân trầm trọng, hệ sinh thái đại dương và các cộng đồng ven biển sẽ bị tàn phá. Thậm chí, khi bão lớn xảy ra, một lò phản ứng có thể bị sóng cuốn vào bờ, đe dọa các vùng dân cư. Và một nhà máy điện hạt nhân nổi của Trung Quốc hoạt động trên Biển Đông sẽ đẩy căng thẳng khu vực lên một tầm cao mới.
Theo Công ước An toàn Hạt nhân 1994 , Nga và Trung Quốc phải đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn về thiết kế, xây dựng và vận hành và thường xuyên nộp báo cáo về chương trình hạt nhân để các nước khác đánh giá. Công ước An toàn Hạt nhân phải được áp dụng để quản lý các cơ sở hạt nhân nổi để đảm bảo sự an toàn tối thiểu. Nếu không, một thảm họa Chernobyl trên biển hoàn toàn có thể xảy ra.