Từ thế kỷ 18, người ta đã phát hiện ra rằng trí não có thể bị ám thị điều khiển để sai khiến cơ thể. Nhưng sau hàng thế kỷ sử dụng, người ta vẫn chưa thể trả lời liệu đó chỉ là sự tuân theo ám thị của nhà thôi miên, hay là một dạng tập trung cao độ?
Thông thường thông tin cơ thể nhận được sẽ được chuyển đến vùng cảm giác sơ cấp trong não, để từ đó lại được chuyển lên những vùng chức năng cao hơn, nơi diễn dịch thông tin. Trong những thí nghiệm mới của Michael Posner - Giáo sư thần kinh học tại Đại học Oregon (Mỹ) - và các đồng sự đã cho thấy điều ngược lại: lượng thông tin chuyển xuống nhiều gấp 10 lần lượng thông tin chuyển lên.
Các dữ liệu ở mức xử lý sơ cấp có thể bị ghi đè lên bởi các kết quả diễn dịch thông tin của trung tâm xử lý thông tin cao nhất. Mô hình xử lý thông tin này cũng giải thích vì sao thôi miên, với bản chất là tạo ra một quá trình xử lý thông tin từ trên xuống, có thể gây ra ám thị mạnh mẽ.
Theo kết quả nghiên cứu của tiến sĩ David Spiegel - nhà tâm lý học tại Đại học Stanford, 10-15% người lớn rất dễ bị thôi miên, 80-85% ở những trẻ dưới 12 tuổi, lứa tuổi mà chu trình xử lý từ trên xuống chưa hoàn chỉnh; trong khi đó khoảng 20% người lớn rất khó bị thôi miên.
Tiến sĩ Amir Raz - Giáo sư thần kinh học tại Đại học Columbia nghiên cứu tác dụng của thôi miên bằng cách sử dụng bài test Stroop. Ông làm thí nghiệm trên 16 người, một nửa là những người rất dễ, nửa kia là những người rất khó bị thôi miên.
Họ được nhìn những chữ cái ghi tên các màu nhưng lại có màu trái ngược với nghĩa của chúng. Ông yêu cầu họ ấn vào nút chỉ màu thật của chữ cái, những người dễ bị thôi miên miễn nhiễm với hiệu ứng Stroop (người biết chữ có phản xạ phải đọc trước khi ấn nút nên mất thời gian giải quyết sự xung đột thông tin). Còn với những người khó bị thôi miên, hiệu ứng Stroop thắng thế, khiến họ chậm hơn.
Kết quả scan não của hai nhóm rất khác biệt. Trong nhóm dễ bị thôi miên, vùng thị giác trong não thường mã hóa các chữ cái hiển thị và vùng não chuyên dò tìm những xung đột thông tin đã không hoạt động. Quá trình xử lý thông tin theo đúng trình tự từ dưới lên, nhưng chính xác điều đó xảy ra như thế nào vẫn còn là điều bí ẩn.
Một số nghiên cứu gần đây từ các hình ảnh của não cũng chỉ ra cơ chế tương tự. Theo tiến sĩ Stephen Kosslyn - nhà thần kinh học tại Đại học Harvard: sự thú vị của thôi miên là ở chỗ nó tạo ra thông tin sai lệch. "Chúng ta tưởng tượng ra điều gì đó khác biệt, và nó trở thành 'sự thật'" - Spiegel nói.
Biệt thự gần 1000 tỉ siêu quý tộc của tỷ phú từng "ngày 7 đêm 3" với Ngọc Trinh
(Techz.vn) Tỉ phú Hoàng Kiều được biết đến là một doanh nhân thành đạt tại Mỹ với khối tài sản khổng lồ, ông cũng được biết đến là người tình của siêu mẫu Ngọc Trinh.