Giải trí

Tam quốc: Ngao ngán với những thú vui điên loạn của Tào Tháo

Tào Tháo sinh năm 155 và mất năm 220, tự là Mạnh Đức. Ông là nhà chính trị, nhà quân sự kiệt xuất cuối thời Đông Hán. Tuy người đời thường lấy tên ông để mô tả cho sự dối trá, vô liêm sỉ, bất nhân, bất nghĩa nhưng không thể phủ nhận tài năng của con người này. 

Ngao ngán với những thú vui điên loạn của Tào Tháo

Những câu nói của ông được lưu truyền và để lại nhiều bài học cho hậu thế:

1. “Thà ta phụ thiên hạ chứ không để thiên hạ phụ ta”: “Người không vì mình trời chu đất diệt”, có thể nói rằng đây là triết lí sống của Tào Tháo.

2. “Kẻ nhận sai chẳng khác nào nói mình nhu nhược”: Chỉ bản lĩnh của con người, luôn tin vào tài năng và quyết định của mình dù kết quả có như thế nào.

3. “Tại sao lòng bàn chân lại trắng hơn mặt và tay?”: Đừng bao giờ cho người khác thấu rõ tâm can của mình, người thông minh là người biết giấu những điều cần giấu.

4. “Thắng bại là chuyện thường tình của binh gia!”: Không ngủ quên trên chiến thắng và đừng chết vì thất bại. 

Ngao ngán với những thú vui điên loạn của Tào Tháo

5. “Ta nhẹ nhàng đi cũng như khi ta nhẹ nhàng đến, ta vẫy tay chào không một chút vấn vương”: Học cách đón nhận và buông bỏ đúng lúc, tuyệt đối không để tình cảm chi phối lí trí quá nhiều sẽ làm hỏng việc lớn.

6. “Không tin thì không dùng, đã dùng là phải tin”: Đây chính là một trong những thuật dùng người giúp ông thành công trong sự nghiệp nhà binh của của mình. Một khi đã chọn thì phải tin vào nó.

7. “Phàm những chuyện đại sự trong thiên hạ nên về nhà hỏi vợ, vợ bảo sao cứ làm ngược lại. Ắt sẽ thành công!”: Phụ nữ luôn rất cảm tính. Trước những việc quan trọng, họ thường sẽ đắn đo rất nhiều về những rủi ro.  Với chuyện nhà binh, càng đi ngược lại với cảm tính thì họ càng dễ chiến thắng. 

8. “Mỹ nhân trong thiên hạ đều tầm thường với ta, duy nhất chỉ có vợ của kẻ thù làm ta thích thú”: Tào Tháo muốn có được những thứ kẻ thù có và nắm thóp được điểm yếu của kẻ thù để tấn công.

9. “Biết sai sửa sai, nhưng không bao giờ nhận mình sai”: Không nhận sai là nhu nhược, nhưng bản thân phải luôn biết điều khiến mình thất bại để lấy làm bài học lớn, thay đổi để không đi vào vết xe đổ.

10. “Can đảm cẩn trọng, dám nghĩ dám làm mới có thể thành tựu sự nghiệp”: Nam nhi chí lớn nhất định phải có bản lĩnh và can đảm, nhưng không được vồ vập mà điềm tĩnh suy xét. 

11. “Không được khích nộ sẽ làm giảm trí tuệ, không được oán hận sẽ giảm đi một nửa sức mạnh”: Tào Tháo chú trọng vào cảm xúc của con người trong khi hành sự, nếu không có cảm giác tức giận, oán hận thì nhiệt tâm cũng như trí tuệ sẽ ngày một thờ ơ, dễ dàng chẳng quan tâm đến điều gì nữa cả.

Cùng với những câu nói đi vào lịch sử, Tào Tháo còn sở hữu thứ vũ khí vô cùng sắc bén, mang về cho ông những chiến thắng oanh liệt, lừng lấy. Đó là chiến thuật dùng người.

1. Trọng dụng người tài nhưng phải có phẩm chất đạo đức

Tào Tháo luôn tìm mọi cách để có được người tài, tuy nhiên, không phải cứ người có tài là Tào Tháo thu dụng. Nguyên tắc tuyển chọn người tài chính là phẩm chất đạo đức của người đó phải ở mức “chấp nhận được”, ít nhất phải là kẻ trung thành tuyệt đối với quốc gia và chủ nhân. 

2. Chỉ dùng người tài, không câu nệ xuất thân, không ngại phẩm hạnh không tốt

Cách dùng người của Tháo đả phá mạnh mẽ cách dùng người Đức Trị và Lễ Trị của triều đình nhà Hán. Cuộc đối đầu của Tào Tháo với Đổng Trác và Viên Thiệu là đại biểu cho hai thế lực dân thường và giới sĩ tộc lúc đó.

3. Tài nhưng mà phải tuân phục, nghe lời

Dương Tu tự là Đức Tổ, phục vụ dưới trướng Tào Tháo. Ông là người có tài, nhiều lần khiến Tào Tháo ngậm bồ hòn làm ngọt bằng những xử lý tình huống rất thông minh của mình. Dương Tu và Tuân Úc cũng là 2 người luôn phản đối gay gắt khi Tào Tháo có ý định phế Hán, tiếm ngôi (điều khiến Tào Tháo rất thất vọng vì cho thấy người tài không phục mình).

Ngao ngán với những thú vui điên loạn của Tào Tháo

4. Không bao giờ được để người tài giỏi lọt vào tay kẻ khác

Đó là việc Tào Tháo luôn tìm đủ mọi cách để trùy tìm tung tích của Tư Mã Ý để kiểm soát, nắm Ý trong tay. Tư Mã Ý là nhà chính trị, nhà quân sự kiệt xuất phục vụ nước Tào Ngụy thời kỳ Tam Quốc; và là người có công lớn bảo vệ được Tào Ngụy trước các cuộc Bắc phạt của Gia Cát Lượng.

5. Mua chuộc nhân tài bằng mọi cách cốt để về bên mình

Tào Tháo đã làm đủ mọi cách để mua chuộc Quan Công nhằm muốn Vân Trường rời bỏ Lưu Bị về dưới trướng của Tháo. Từ khoản đãi Quan Công ba ngày một tiệc nhỏ, năm ngày một tiệc lớn; đưa mười người con gái đẹp đến phủ để hầu hạ; vàng bạc, châu báu ban thưởng biết bao nhiêu không kể xiết đến việc phong cho Quan Công tước Hán Thọ Đình Hầu rồi cuối cùng là ban thưởng cả ngựa Xích Thố

Có thể thấy, thời Tam quốc, bất kể ở phương diện quân sự hay văn chương, Tào Tháo luôn là ngôi sao sáng chói về trí tuệ, tài năng; là một anh hùng chứ không phải gian hùng như nhiều người lầm tưởng hàng ngàn năm qua.

 

Tam quốc diễn nghĩa: Không phải Xích Bích, đây mới là trận chiến khiến Tào Tháo ám ảnh suốt đời

(Techz.vn) Nắm được Hán Hiến Đế trong tay, Tào Tháo từng bước thôn tính các chư hầu, tránh xung đột với Viên Thiệu và chú tâm dẹp Trương Tú.