Cách phân biệt bằng mắt: xem chiều dài cơ sở
Mới đây, trên một diễn đàn ô tô, một thành viên đặt câu hỏi: VinFast Lux A2.0 và Toyota Camry, xe nào đáng đồng tiền hơn? Tuy nhiên, sự thật là cả đôi bên đều quên mất rằng hai mẫu xe này thuộc hai phân khúc khác nhau. Nói VinFast Lux A2.0 “ngon” hơn là không thật sự công bằng với Camry khi Lux A2.0 thuộc phân khúc E, trong khi Camry là dòng xe phổ thông đáng chú ý ở phân khúc D.
Theo thông lệ quốc tế, xe phân khúc D thường có kích thước tổng thể vào khoảng từ 4.000mm tới 4.800mm và chiều dài cơ sở (hiểu đơn giản là độ dài rộng trong khoang) đặc trưng trên dưới 2.800mm. Xe có kích thước và đặc biệt là chiều dài cơ sở lớn hơn hẳn thông số trên sẽ được xếp vào phân khúc E.
Sở dĩ như vậy là bởi việc kéo dài thêm platform không hề đơn giản và cực kì tốn kém. Các nhà sản xuất đến nay vẫn giữ bí mật chi phí này, nhưng theo một số nguồn tin, cần vài triệu đô la để kéo dài 1mm platform, bởi điều này còn liên quan tới động cơ, hệ thống treo v.v…rất phức tạp. Vì thế, chỉ có các dòng xe sang mới “dám” kéo chiều dài cơ sở của xe ra, giúp những người chủ sở hữu đã phải chi nhiều tiền mua có thêm không gian rộng rãi, thoải mái và dễ chịu hơn.
Áp dụng vào trường hợp tranh luận ở trên, có thể thấy rõ: một chiếc Camry có chiều dài là 4.885mm, trong đó chiều dài cơ sở là 2.825mm, đặc trưng của xe phân khúc D.
Trong khi đó, chiếc VinFast Lux A2.0 có độ dài là 4.973mm. Đặc biệt chiều dài cơ sở lên tới 2.968mm, vượt rất xa kích thước tiêu chuẩn của xe hạng D. Đó là một trong những lí do mà chiếc Lux A2.0 của VinFast được xếp ở phân khúc E theo thông lệ phân loại trên thị trường quốc tế.
Các chi tiết kĩ thuật thường có ở xe phân khúc E
Về mặt kỹ thuật, việc kéo chiều dài cơ sở còn ảnh hưởng tới độ lớn bán kính vòng quay, làm tăng độ ổn định cơ học của chiếc xe, giúp chiếc xe di chuyển ở tốc độ cao mượt mà hơn. Vì nhắm đến đối tượng khách hàng dám chi thêm tiền để được an toàn và thoải mái hơn nên các hãng xe cũng chấp nhận đầu tư tốn kém để cho ra đời xe phân khúc E (trở lên).
Với VinFast, điều dễ thấy là dòng Lux A2.0 sử dụng platform cùng với những mẫu BMW Series 5, vốn nổi tiếng trong phân khúc E với mức giá hiện tại khoảng 2,1-2,6 tỉ đồng.
Một trong số điểm chung là các dòng xe này dùng hệ thống treo sau độc lập, liên kết đa điểm với khả năng điều khiển và xử lý tốt, và tất nhiên là “đắt xắt ra miếng” hơn nhiều hệ thống tay đòn kép ở xe phân khúc D.
Điểm dễ nhận thấy ở xe thuộc phân khúc cao hơn như VinFast Lux A2.0 chính là hệ thống dẫn động cầu sau (RWD). Các xe phân khúc thấp hơn thường chỉ trang bị hệ thống dẫn động cầu trước (FWD).
Dẫn động cầu trước thực tế là hệ thống kết cấu đơn giản, ít bộ phận chuyển động, ít tốn kém. Nhược điểm thấy rõ ở những chiếc xe kiểu cũ này là sai lệch trong đánh lái khi một cặp bánh xe phải chia sẻ vai trò truyền động và dẫn hướng. Hậu quả là, rất nhiều xe gặp tình trạng thừa lái, trượt bánh sau và bị đánh đuôi mạnh khi bẻ lái.
Ngược lại, hệ thống dẫn động cầu sau khắc phục những điểm yếu này khi phân chia nhiệm vụ rõ ràng cho các bánh xe với cặp bánh trước điều phối hướng đi và cặp sau sinh lực lăn bánh. Ngoài ra, một điểm giới mê xe đều hiểu là, một chiếc xe có bánh sau cung cấp "lực đẩy" đưa xe chạy chắc chắn sẽ sẽ mạnh hơn "lực kéo" của xe cầu trước.
Tất nhiên, xe phân khúc nào thì đầu tư phù hợp phân khúc đó. VinFast là xe phân khúc E nên việc đầu tư cho hệ thống dẫn động này không có gì ngạc nhiên.
Lí do xe phân khúc cao có thể bán với giá tốt
Trên thị trường hiện nay, giá một số mẫu xe thuộc phân khúc E như Mercedes-Benz E-Class, BMW 5 Series dao động từ khoảng 2,1 tỉ đến 3 tỉ đồng. Trong khi đó, các xe phân khúc D thường có giá bán từ khoảng 800 triệu đến 1,2 tỉ đồng. Tuy nhiên, câu chuyện có vẻ phi lí là VinFast Lux A2.0 thuộc phân khúc E nhưng lại chỉ có giá trên dưới 1 tỉ đồng.
Lí do của sự khác biệt đó là gì? Theo chuyên gia ô tô Bùi Thanh Thế, thị trường ô tô không phân đoạn theo giá tiền mà trên dựa trên thiết kế tổng thể, kết cấu khung gầm. Điều ấy có nghĩa, một nhà sản xuất hoàn toàn có thể vì chiến lược kinh doanh mang tới cho người dùng nhiều cơ hội tiếp cận mà bán một chiếc xe hạng E với giá hạng D.
Chẳng hạn ở VinFast, nhà sản xuất trợ giá (3 Không cộng ưu đãi), nghĩa là chấp nhận bù lỗ để phủ sóng thị trường trước, khi ấy giá xe không đồng nghĩa với giá trị xe. Đó là lí do giá thực tế hiện tại của VinFast Lux A2.0 sau khi trừ đi các ưu đãi chỉ từ hơn 800 triệu đồng, thấp hơn mức trên 1 tỉ đồng của Camry, mặc dù Lux A2.0 thuộc phân khúc trên.
Khi chiếc xe ấy đủ tốt, đủ giá trị cảm nhận (Perceived Value – có thể hiểu từ việc hãng xe Việt mở rộng hệ thống chăm sóc khách hàng để mang tới sự yên tâm cho người dùng), việc nhiều người lựa chọn mua những chiếc xe hạng E giá hời là điều dễ hiểu.
Thực tế cũng chứng minh khi những chiếc xe Việt làm mưa làm gió trong bảng xếp hạng các mẫu xe bán chạy nhất thị trường. Mới đây nhất, theo số liệu từ Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) và VinFast, trong tháng 9, mẫu sedan VinFast Lux A2.0 đã đạt doanh số 804 xe, bán chạy nhất phân khúc E.
Giảm giá, tặng quà, Hyundai Grand i10 và Kia Morning vẫn 'thua đau' trước VinFast Fadil
(Techz.vn) Mặc dù giảm giá mạnh tay cùng nhiều quà tặng hấp dẫn nhưng Kia Morning, Hyundai Grand i10 vẫn tỏ ra “hụt hơi” trước VinFast Fadil trong cuộc đua doanh số tại phân khúc xe hạng A.