Khoa học & Đời sống

Sinh viên tốt nghiệp nên đi làm hay học tiếp: Không có câu trả lời chính xác nhất và không có con đường thành công nào cho tất cả mọi người

Cuối cùng bạn đã kết thúc những năm tháng đại học, cầm tấm bằng trên tay và bắt đầu suy nghĩ xem mình nên làm gì sau khi tốt nghiệp. Một trong những câu hỏi đầu tiên mà bạn bè và người thân hỏi bạn thường sẽ là kế hoạch tiếp theo của bạn là gì? Tiếp tục học lên cao hay tìm kiếm một công việc để có kinh nghiệm thực tế? 

Bằng một cách nào đó, tiền bạc luôn là yếu tố chính gây "phiền hà" cho sinh viên khi quyết định làm gì sau đại học. Bởi rõ ràng, nếu quyết định học lên cao, bạn sẽ phải chi trả một khoản phí nhất định và không phải sinh viên nào cũng đáp ứng được ở thời điểm hiện tại... Trước thực tế đó, tân cử nhân cần xem xét vài điều sau:

1. Xem xét chuyên ngành của bạn

Thực tế, có một số lĩnh vực yêu cầu phải có bằng cấp cao hoặc ít nhất việc nâng cao trình độ học của bạn sẽ hỗ trợ rất nhiều cho công việc sau này. Chẳng hạn, những ngành như y khoa hay sư phạm thì thường sinh viên sẽ phải nâng cao bằng cấp học của mình nếu muốn phát triển. 

Tuy nhiên, không phải mọi công việc hoặc lĩnh vực đều đòi hỏi bằng thạc sĩ, với tấm bằng đại học bạn vẫn làm được rất nhiều công việc.

Do đó trước khi quyết định nên học tiếp lên cao hay tìm kiếm một công việc, hãy tự mình trả lời những câu hỏi :"Bạn có hứng thú với việc tiếp tục học hành không", "Việc học lên cao có thật sự cần thiết?", "Tìm kiếm và bắt đầu một công việc giúp ích cho bạn những gì?"...

2. Xem xét tài chính

Đây cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của bạn. Bằng một cách nào đó, tiền bạc luôn là yếu tố chính gây "phiền hà" cho sinh viên khi quyết định làm gì sau đại học. Bởi rõ ràng, nếu quyết định học lên cao, bạn sẽ phải chi trả một khoản phí nhất định và không phải sinh viên nào cũng đáp ứng được ở thời điểm hiện tại. 

Do đó hãy cân nhắc quyết định của mình. Nếu không có đủ chi phí để bắt đầu việc học ngay lúc này, bạn có thể tạm thời trì hoãn. Tìm kiếm một công việc, có thêm kinh nghiệm và tiết kiệm tiền là cách mà nhiều sinh viên lựa chọn trước khi tiếp tục học lên cao.

3. Xem xét mục tiêu nghề nghiệp

Kiến thức từ việc làm thực tế, bản thân được trải nghiệm và kiến ​​thức từ các lớp học tại chỗ không phải lúc nào cũng bình đẳng. Do đó hãy suy nghĩ về mục tiêu nghề nghiệp của bạn thân, chẳng hạn : "Bạn thấy mình ở đâu trong 5 năm tới?". 

Nếu muốn làm một nhân viên kinh doanh, bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm cơ hội việc làm, cố gắng và nỗ lực hết mình với nó. Bạn sẽ đạt được những thành tựu nhất định trong vài năm dù ít dù nhiều. Hay muốn trở thành cây viết thành công, lý thuyết thôi chưa đủ, bạn phải đi nhiều, nhìn nhiều cuộc sống ngoài kia...

Những điều nói trên cho thấy gì? Bạn có thể đạt được những mục tiêu nghề nghiệp nhất định mà không cần có bằng cấp khác. Nhưng ngược lại, nếu bạn muốn trở thành một bác sĩ chuyên khoa bạn cần phải nâng cao học tập, bằng cấp... Quan trọng là bạn biết chính xác những điều mình mong muốn, mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong vài năm tới.

4. Xem xét thời gian của bạn

Học tiếp lên không chỉ mất những khoản phí nhất định mà còn mất thời gian. Do đó hãy cân nhắc liệu bạn có thể bố trí thời gian để học tập. Và nếu có thể quản lý tốt được thời gian của mình, bạn hoàn toàn có thể tiến hành song song cả việc học và làm. Chỉ là khi đó bạn phải thật sự nỗ lực rất nhiều và phải "hi sinh" những lần hẹn hò với bạn bè và vài sở thích cá nhân... Tất nhiên khi đó "trái ngọt" bạn được nhận sẽ là vừa có bằng cấp vừa có kinh nghiệm làm việc.

 

 Nói tóm lại, tiếp tục học lên cao hay tìm kiếm một công việc để có kinh nghiệm thực tế? Câu trả lời chắc chắn sẽ không đồng nhất với tất cả mọi người. Bởi không có một con đường nào chung cho mỗi người, mỗi nghề nghiệp. Và để đưa ra được quyết định chọn phương án nào bạn phải cân nhắc rất nhiều yếu tố: nền tảng tài chính, lĩnh vực mà bạn học tập...

Theo Trí Thức Trẻ, Cafebiz

 

Chàng trai 29 tuổi lương tháng trăm triệu, thăng chức giám đốc trẻ nhất tại Alibaba chia sẻ 8 kinh nghiệm trưởng thành

(Techz.vn) Alibaba luôn nói về ba điều sau, càng làm lâu tôi càng tán đồng: Một là tâm lực, hai là thể lực, ba là não lực.