Ông Nguyễn Đức Kiên (Bầu Kiên) vừa gửi thông báo giao dịch cổ phiếu Ngân hàng Việt Nam Thương Tín (VietBank) đến Ủy ban chứng khoán Nhà nước. Theo đó, Bầu Kiên này đăng ký thoái toàn bộ 66.132 cổ phần với mệnh giá 1 triệu đồng (tương đương 6,61 triệu cổ phiếu theo mệnh giá 10.000 đồng). Thời gian giao dịch dự kiến từ ngày 21.8 đến 21.9, theo phương thức giao dịch chuyển nhượng cổ phiếu của công ty đại chúng chưa niêm yết.
Bầu Kiên thoái vốn, ai sẽ là cổ đông lớn của VietBank?
Nếu giao dịch thành công, Bầu Kiên (chồng của bà Đặng Ngọc Lan, thành viên HĐQT Vietbank) sẽ thoái hết toàn bộ hơn 6,61 triệu cổ phiếu, tương đương 2,035% vốn điều lệ của Vietbank. Theo đó, trong cơ cấu cổ đông của ngân hàng này, chỉ còn bà Đặng Ngọc Lan là cổ đông có liên quan đến Bầu Kiên còn sở hữu 4,6% vốn. Bà Đặng Ngọc Lan - vợ Bầu Kiên, hiện là thành viên HĐQT của nhà băng này với sở hữu gần 15 triệu cổ phần (theo mệnh giá 10.000 đồng), tương 4,6% vốn điều lệ của VietBank.
Trước đó, hồi giữa tháng 8.2018, Bầu Kiên cũng đã đăng ký bán 6,61 triệu cổ phiếu Vietbank nhưng không thành công do chưa thực hiện xong thủ tục lưu ký chứng khoán theo quy định.
Đồng thời từ ngày 24-25.07 vừa qua, bà Nguyễn Thúy Lan - em ruột của Bầu Kiên, ông Đào Văn Kiên - chồng của bà Nguyễn Thúy Lan, bà Nguyễn Thúy Hương - chị gái của bà Nguyễn Thúy Lan đã chuyển nhượng lần lượt hơn 6,6 triệu cổ phiếu (2.046%), 6,3 triệu cổ phiếu (1.929%) và 6.5 triệu cổ phiếu (2.025%) Vietbank. Bầu Kiên cũng đăng ký chuyển nhượng hơn 6,61 triệu cổ phiếu Vietbank trong đợt này nhưng không thành công.
Vì sao Bầu Kiên và người nhà của ông lại muốn thoái vốn tại VietBank? VietBank được biết đến là một trong những ngân hàng thuộc nhóm nhỏ của hệ thống và vợ chồng Bầu Kiên là một trong những cổ đông sáng lập. Từ đầu năm đến nay, Bầu Kiên đã rục rịch thoái vốn khỏi ngân hàng này.
Ông Dương Ngọc Hòa, Chủ tịch HĐQT của VietBank và vợ là Trần Thị Lâm, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Lâm
Ngoài gia đình Bầu Kiên, VietBank còn cổ đông lớn khác là Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Hoa Lâm (Tập đoàn Hoa Lâm). Ông Dương Ngọc Hòa, Chủ tịch HĐQT của VietBank cũng là chồng bà Trần Thị Lâm, người đứng đầu của Tập đoàn Hoa Lâm.
Trước đó, cuối tháng 4 tại phiên họp thường niên của Ngân hàng Á Châu (ACB), Ngân hàng Nhà nước đã không đồng ý để ông Nguyễn Duy Hưng, người có liên quan tới gia đình Bầu Kiên, ứng cử vào HĐQT. Ông Nguyễn Duy Hưng hiện là Chủ tịch thành viên của Công ty luật TNHH Diên Hồng và Công ty TNHH Quản lý tài sản Việt. Trước đó, ông Hưng là Tổng giám đốc, Phó chủ tịch HĐQT của VietBank.
NHNN chưa phê duyệt phương án xử lý 608 tỷ đồng
Theo báo cáo tài chính hợp nhất soát xét 6 tháng đầu năm của VietBank, lợi nhuận sau thuế đạt 164 tỷ đồng, giảm 16% so với báo cáo tài chính của ngân hàng công bố trước đó.
Nguyên nhân là do chỉ tiêu lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư, giảm 5%; trong khi đó chi phí hoạt động lại tăng lên gần 16%, chiếm 445.6 tỷ đồng. Theo đó, lãi thuần trước dự phòng rủi ro tín dụng cũng giảm gần 20% về mức 271 tỷ đồng.
Mặc dù chi phí dự phòng rủi ro tín dụng giảm mạnh tới 49% nhưng khoản mục thuế lại chiếm hơn 37 tỷ đồng khiến lợi nhuận sau thuế của ngân hàng giảm gần 16% về còn gần 164 tỷ đồng.
Tại thời điểm 30.06.2018, các khoản phải thu bên ngoài của Vietbank tăng đột biến từ 435 tỷ của đầu kỳ lên tới 1,505.5 tỷ đồng. Trong đó chủ yếu do kỳ này xuất hiện khoản mục đặt cọc chuyển nhượng bất động sản 900 tỷ đồng. Theo Vietbank, đây là khoản đặt cọc để nhận chuyển nhượng bất động sản đang được sử dụng làm tài sản đảm bảo cho các khoản vay của một số khách hàng và công ty con theo hợp đồng đặt cọc ngày 31.05.2018. Thời gian thực hiện hợp đồng tối đa là 12 tháng tính từ ngày hợp đồng đặt cọc được ký kết.
Ngoài ra, khoản mục Lãi chậm trả liên quan đến các khoản phải thu giảm từ 119 tỷ đồng xuống 89 tỷ đồng. Theo Vietbank, lãi chậm trả này liên quan đến khoản phải thu tiền bán cổ phiếu của một tổ chức tín dụng trong nước. Theo biên bản làm việc ngày 25.12.2017 giữa Vietbank và bên mua, lịch thanh toán của khoản phải thu này được xác định lại thành 3 kỳ lần lượt là 25%, 34% và 41% vào các năm 2018, 2019, 2020. Đến ngày lập báo cáo này, Vietbank và công ty con đã thu được khoản thanh toán 30 tỷ đồng thep lịch đợt 1.
Thêm vào đó, Vietbank cũng chưa được NHNN phê duyệt về phương án xử lý 608 tỷ đồng dư nợ được cầm cố bằng cổ phiếu của một tổ chức tín dụng khác và đang được phong tỏa.
Vietbank cũng chưa được NHNN phê duyệt về phương án xử lý 608 tỷ đồng dư nợ được cầm cố bằng cổ phiếu của một tổ chức tín dụng khác và đang được phong tỏa.
Về phần cơ cấu nợ, mặc dù nợ xấu kỳ này của Vietbank ở mức 1,73% nhưng đơn vị kiểm toán có đưa ra một số ý kiến kết luận ngoại trừ.
Cụ thể, trong nhóm nợ đủ tiêu chuẩn của Vietbank tại ngày 30.06.2018 là một số khoản cho vay khách hàng với tổng dư nợ là 608 tỷ đồng đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho cơ cấu lại và giữ nguyên nhóm nợ như trước khi cơ cấu theo công văn ngày 01.12.2016. Tổng lãi dự thu của các khoản cho vay này tại ngày 30/06/2018 là 182 tỷ đồng. Các khoản nợ này được cầm cố bằng cổ phiếu đã được niêm yết của một tổ chức tín dụng khác và đang được phong tỏa bởi Ngân hàng Nhà nước chờ xử lý.
Vào ngày 11.07.2018, Ngân hàng Nhà nước đã có công văn yêu cầu VietBank thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng, thoái lãi dự thu theo đúng quy định và trong thời gian triển khai phương án tái cơ cấu, Ngân hàng nếu có khó khăn trong việc phân loại nợ, trích lập dự phòng thì báo cáo Ngân hàng Nhà nước để có phương án xử lý nhằm đảm bảo an toàn hệ thống.
Vào ngày 17.07.2018, VietBank đã có công văn trình Ngân hàng Nhà nước về việc phân loại nợ nhóm 5 nhưng không tính các khoản cho vay này vào tỷ lệ nợ xấu, thực hiện trích lập dự phòng và thoái lãi dự thu theo năng lực tài chính trong vòng 3 năm.
Tại ngày lập báo cáo này, Vietbank vẫn chưa nhận được công văn phê duyệt của Ngân hàng Nhà nước về phương án xử lý các khoản cho vay này. Do đó, đơn vị kiểm toán không thể xác định liệu có cần thiết phải điều chỉnh số liệu về phân loại nợ, trích lập dự phòng và thoái lãi dự thu liên quan đến các khoản cho vay này hay không.
Điểm đáng lưu ý khác, khoản phải thu của VietBank tăng vọt lên 2.576 tỷ đồng, trong khi cuối năm 2017 khoản này chỉ ở mức khiêm tốn là 1.325 tỷ đồng.
Theo Dân Việt
Có tiền gửi ngân hàng nào lãi suất cao nhất hiện nay?
(Techz.vn) Nhiều ngân hàng đang đưa ra mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm lên trên 8%/năm, với các kỳ hạn dài. Đây là mức cao nhất trong nhiều năm gần đây.