Khoa học & Đời sống

20 tuổi bước vào nơi làm việc, 30 tuổi vẫn chưa được thăng tiến, bạn làm sao để thoát khỏi cái bẫy "đấu tranh cấp thấp" này?

- 01 -

Mấy ngày trước tôi đi công tác, thuận đường về thăm quê, không biết em họ nghe được tin này từ đâu, khi tôi vừa về đến nhà, còn chưa kịp đặt hành lý xuống thì cậu ta đã chạy ra đón.

Câu đầu tiên liền trực tiếp hỏi tôi: "Chị, chị có thể dẫn em lên thành phố làm việc với chị không?"

Vừa nghe loáng thoáng được câu này, tôi đã giật mình bỏ xuống ly nước vừa đưa đến miệng. (Hỏi như vậy chẳng khác nào ép tôi phải đồng ý, chứ nếu không sau này tôi làm sao dám về quê nữa đây.)

"Công việc ở đây không phải đang rất tốt sao? Việc nhẹ, lương tạm ổn, lại có nhà, có vợ ở đây, em còn đòi lên thành phố làm gì cho mệt th&aacirc;n?"

"Tốt gì chứ? Em cũng sắp 30 tuổi rồi, mỗi ngày ở đây đều không có chút thử thách nào cả, người ta thì sắp phát tài cả rồi, còn em cả đời lại chưa từng làm chức quản lý lần nào."

"Vậy em chuẩn bị đến thành phố làm việc gì?"

"Em cũng chưa biết nữa, cũng bởi vì chưa nghĩ ra gì hết nên mới chờ chị trở lại để dẫn em theo. Dù sao lên thành phố chắc chắn công việc sẽ nhiều hơn, áp lực hơn nhiều so với ở quê, như vậy em cũng nhanh phát triển hơn chứ!"

Thật trùng hợp, đêm hôm đó, chủ quản của tôi đã gửi cho tôi một tin nhắn trên facebook. Cô ấy phàn nàn rằng công việc bây giờ vừa nhiều vừa mệt, mặc dù cô ấy đã làm 5 năm rồi nhưng vẫn không được thăng chức. Mà trong lúc cô ấy tính nhảy việc thì lại phát hiện kinh nghiệm làm việc ở công ty lớn của mình cũng chẳng giúp được gì nhiều. Cô ấy cảm thấy mình có kinh nghiệm cũng như không, bản thân chẳng có lợi thế đặc biệt gì, làm sao có thể với tới những vị trí cao hơn đây?

Tình huống giữa em họ tôi và vị chủ quản kia trông có vẻ khác nhau: một người thì cảm thấy công việc hiện tại không đủ thử thách, nên mới gặp trở ngại trong quá trình trưởng thành, một người lại cảm thấy công việc quá khó, nên mới bị cản trở trên con đường thăng tiến. Nhưng thực ra, tính chất sự việc đều giống nhau cả: Cả hai người đều không tự chủ động học hỏi để nâng cao năng lực, mà chỉ bị động để mọi thứ dẫn dắt. Đây cũng là nguyên nhân tại sao đa số người trẻ 20 tuổi vào làm, đến tận 30 tuổi mới nghĩ tới vấn đề muốn "nhảy" lên vị trí cao hơn.

 

- 02 -

Tại sao hầu hết mọi người đều phát triển theo chiều hướng thụ động?

Cái gì gọi là phát triển thụ động?

Có một nhân viên lâu năm chạy đến hỏi ông chủ mình rằng: "Tại sao tôi có 10 năm kinh nghiệm rồi nhưng ngài vẫn không thăng chức cho tôi?"

Người sếp kia nghe vậy liền trả lời: "Cậu có 10 năm kinh nghiệm hay cậu dùng 1 năm kinh nghiệm để làm việc trong 10 năm?"

Có một câu nói tuy rất hà khắc nhưng cũng rất thực tế: "Người đến tuổi trung niên, cho dù có kinh nghiệm 5 năm hay 10 năm đi nữa, nếu trình độ chỉ bằng người 20 tuổi thì rất khó để leo cao."

Tại sao bọn họ rất cố gắng nhưng cuối cùng lại không được như ý muốn?

Rất đơn giản, chủ yếu là do ba "không" sau đây:

- Không muốn: không chịu nghĩ ra mục tiêu cho bản thân, dẫn đến việc thiếu động lực đi thực hiện mục tiêu.

- Không biết: không biết phối hợp giữa mục tiêu và năng lực, dẫn đến năng lực không đủ để thực hiện mục tiêu.

- Không thể: Không nắm được cách làm nào là chính xác, dẫn đến việc không thể tích lũy kinh nghiệm và nâng cao khả năng một cách hiệu quả.

- 03 -

Không muốn - thiếu động lực để hoàn thành mục tiêu.

Bản chất con người là tìm hạnh phúc, né đau khổ. Theo bản năng, ai cũng sợ áp lực, không có mục tiêu thì bản thân làm được đến trình độ nào cũng vẫn cho là đúng. Nhưng nếu mục tiêu được đề ra, chắc chắn phải có áp lực.

Ví dụ khi yêu, các chàng trai thường rất ít khi chủ động hứa hẹn với các cô gái những lời bảo đảm về tương lai như: "Anh hứa sẽ luôn yêu thương em. Mãi mãi." Bởi vì nếu đưa ra lời hứa hẹn lớn như vậy áp lực sẽ rất lớn. Tương tự như thế, tại nơi làm việc, áp lực và mục tiêu sẽ luôn tỷ lệ thuận và đi kèm với nhau.

Đương nhiên có một số người "thất bại thành thói quen", từ nhỏ đến lớn, nếu đặt ra 10 mục tiêu thì đã có 9 cái thất bại rồi. Vì sợ phải đối mặt với thất bại lần nữa, họ thà từ bỏ việc đặt ra mục tiêu cho bản thân mình.

Trên thực tế, việc sợ hãi thất bại khi mục tiêu còn dở dang là điều không cần thiết. Khi bạn hoàn thành mục tiêu, bạn sẽ nhận ra giá trị thực sự của nó.

Không biết – Năng lực và mục tiêu không tương xứng

Có nhiều người đặt ra mục tiêu, cũng sẵn sàng chịu áp lực, nhưng điều không may là năng lực lại không cân xứng với mục tiêu. Cũng có nghĩa là khả năng mà người đó có không đủ để đi thực hiện mục tiêu quá lớn như vậy.

Giống như vị chủ quản kia, cô ấy muốn làm ở vị trí cao hơn, muốn được thăng chức lên làm giám đốc bộ phận, nhưng cô ấy lại không bình tâm suy nghĩ lại xem, vị giám đốc đang làm ở bộ phận cô ấy có trình độ, năng lực và kinh nghiệm thế nào.

Không thể - Thiếu cách tích lũy năng lực hiệu quả

Bạn có thể bắt đầu từ con số không, nhưng không thể không "chuẩn bị vũ trang" trước cho bản thân. Có một số người rõ ràng biết đặt ra mục tiêu, cũng biết áp dụng kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng của mình vào công việc, nhưng tiếc là dùng sai cách. Thế nên làm mãi học mãi mà kinh nghiệm chẳng đến đâu.

Vậy làm thế nào chúng ta mới có thể loại bỏ ba "không" này đây?

Điều cần thiết là nên tập chuyển đổi phát triển bị động thành phát triển chủ động. Việc này không khó, chỉ cần thực hiên tốt 3 bước sau: đặt ra mục tiêu, thiết lập khuôn khổ và dành thời gian thực hiện.

Mục tiêu có giá trị lớn nhất không phải là mục tiêu dễ dàng đạt được, mà là mục tiêu có thể giúp hỗ trợ nâng cao năng lực bản thân với phương hướng vận dụng tập trung và thống nhất.

Khi đã có mục tiêu, nên thiết lập cho mình một khuôn khổ. Nghĩ xem điểm mạnh và điểm yếu của mình là gì, đưa ra phương hướng chính xác để tránh việc năng lực không tương xứng với mục tiêu. Từ đó, đặt ra thời gian cụ thể để hoàn thành nó.

Theo Trí Thức Trẻ, Cafebiz

 

Bài diễn thuyết thức tỉnh người trẻ: Đừng đuổi theo đồng hồ của người khác, sống có mục đích thì thành công sẽ theo đuổi bạn!

(Techz.vn) Chẳng ai trên thế giới này giống nhau cả. Mỗi người đều là một cá thể khác biệt tạo ra những điều khác biệt.