Khoa học & Đời sống

Thức khuya thường xuyên, cô giáo 27 tuổi mắc ung thư gan giai đoạn cuối: Người trẻ ơi, hãy tỉnh ngộ đi!

Câu chuyện của Bội Nhi, một cô giáo Trung Quốc 27 tuổi, mới đây lại gây xôn xao cộng đồng mạng nước này vì người ta xót xa cho người trẻ đang bị căn bệnh ung thư quái ác đeo bám không ngừng.

4 năm trước, Bội Nhi tốt nghiệp trường Đại học sư phạm Tứ Xuyên. Năm thứ 2 sau ngày tốt nghiệp đại học, nhờ sự cố gắng không ngừng của mình, cô đã được vinh danh là một trong những giáo viên giỏi. Cũng chính vì thế, Bội Nhi rất bận, cô gần như không có thời gian dành riêng cho bản thân mình. Đến thời gian ngủ, Bội Nhi còn chẳng có nữa là thời gian làm đẹp. Hầu như mỗi tối cô đều không được ngủ đủ giấc, ngủ cũng không ngon, vầng thâm quầng mắt ngày càng trở nên rõ ràng.

Mấy tháng gần đây, cô cảm thấy cơ thể thường xuyên mệt mỏi, khó chịu, nhưng cô lại chủ quan cho rằng đây là phản ứng bình thường khi làm việc quá sức. Vì thế, Bội Nhi không đến bệnh viện khám sức khỏe và vẫn tiếp tục làm việc. Nhưng tình trạng cơ thể ngày càng chuyển biến xấu.

Cô thường xuyên bị đau đầu, chóng mặt, ói mửa và thậm chí, cô phải dừng lại giữa bài giảng trên lớp. Mãi đến khi các thầy cô giáo khác phát hiện tình trạng này mới đưa cô đi bệnh viện. Sau khi kiểm tra, xét nghiệm, bác sĩ kết luận cô bị ung thư giai đoạn cuối và hiện không có cách nào cứu vãn được bệnh tình của cô nữa.

Những người thân của Bội Nhi nói, cô ấy là một giáo viên giỏi, cũng không có thói quen xấu nào tại sao lại bị bệnh nặng như vậy. Tuy nhiên, bác sĩ hỏi đến thói quen sinh hoạt của Bội Nhi, cô ấy nói do công việc bận nên thường xuyên phải thức khuya, đặc biệt thời gian gần đây cô bị trầm cảm nặng nề do áp lực công việc và gia đình. Chính thói quen thức khuya và căn bệnh trầm cảm đã khiến cho gan bị tổn thương nghiêm trọng.

Trên thực tế, thức khuya không ảnh hưởng trực tiếp đến gan. Tuy nhiên, "cái gì quá cũng không tốt", nếu tình trạng này kéo dài, các cơ quan của cơ thể phải làm việc nhiều sẽ sản sinh ra nhiều chất cặn bã dư thừa của hoạt động chuyển hóa của tế bào các cơ quan, điều này sẽ làm tăng gánh nặng đối với hoạt động chuyển hóa thải trừ và giải độc của gan, rồi từ đó sẽ làm cho chức năng gan bị ảnh hưởng từ từ, âm thầm, lâu dài.

Đồng thời, thức khuya kéo dài làm đảo lộn nhịp sinh học của cơ thể, điều đó có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, từ đó gây ung thư gan, viêm túi mật và nhiều bệnh lý khác…

Câu chuyện của Bội Nhi khiến người ta liên tưởng về câu chuyện của nữ sinh viên 22 tuổi Từ Tịnh bị ung thư gan đã qua đời vào năm ngoái. Sống thuê trọ một mình, ít khi về thăm gia đình, cuộc sống bận rộn với lịch học và ăn uống thất thường, nên cô cũng không có ý định đi khám sức khỏe vì lý do giảm cân.

Tuy nhiên, những triệu chứng buồn nôn, sau đó ói mửa, cảm thấy đau ở vùng gan, người gầy đi nhanh chóng liên tục xuất hiện. Bạn học thấy vậy nên đã khuyên Từ Tịnh đi khám. Bản thân cô cũng thấy mình bắt đầu có những vấn đề nghiêm trọng. Khi đến bệnh viện khám, cô được chẩn đoán bị ung thư gan giai đoạn cuối, việc chữa trị hầu như rất khó khăn và ít khả thi.

Mặc dù sau đó, các bác sĩ vẫn tiến hành các phương pháp điều trị, nhưng cuối cùng, sinh mệnh của cô gái trẻ vẫn không có cách nào để giữ lại.

Theo các chuyên gia, lối sống của người trẻ hiện nay cần được cảnh báo và phê phán mạnh mẽ để họ nhận ra sức khỏe quan trọng đến thế nào. Họ không nhận thức được những hành vi của mình đã ảnh hưởng tiêu cực thế nào đến sức khỏe bản thân, phần lớn đều rất chủ quan và cho rằng thói quen xấu "không sớm thì muộn" vẫn có thể thay đổi được.

Một số dấu hiệu cần lưu ý về sức khỏe của gan:

- Luôn luôn cảm thấy mệt mỏi: Khi cơ thể thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, trạng thái tinh thần không còn tốt như trước. Nếu gặp vấn đề gây căng thẳng thì thời gian phục hồi sau đó rất lâu. Nếu liên tục mệt mỏi mà không quay về trạng thái khỏe mạnh năng động như trước, thì có thể có những dấu hiệu bệnh gan, thậm chí là ung thư gan.

- Thường xuyên chóng mặt: Tế bào ung thư có thể chiếm hữu rất nhiều chất dinh dưỡng và năng lượng, vì thế, tế bào khỏe mạnh sẽ tự nhiên bị "tranh mất" thức ăn, dần dần cảm thấy thiếu dinh dưỡng và năng lượng, tỉ lệ tế bào não giảm xuống sẽ khiến cho bạn có cảm giác bị đau đầu, chóng mặt.

- Sút cân: Gan là cơ quan chính giúp cơ thể chúng ta trao đổi chất. Chức năng gan suy giảm sẽ khiến bạn bị sút cân. Sút cân được coi là một trong những triệu chứng quan trọng nhất của giai đoạn đầu tiên của ung thư gan.

- Vàng da: Vàng da không phải là một căn bệnh, nó là một biểu hiện lâm sàng của suy giảm chức năng gan. Chức năng gan suy giảm gây ra tích tụ bilirubin trong cơ thể. Vàng da là một trong những dấu hiệu đầu tiên của bệnh ung thư gan.

- Buồn nôn: Khi gan không hoạt động tốt, người ta có thể cảm thấy buồn nôn cả ngày. Tốt hơn hết bạn nên đến cơ sở y tế để có những chuẩn đoán của bác sĩ.

Theo: Trí thức trẻ, Cafebiz

 

Qua hơn nửa đời người, từ kinh nghiệm của mình, tôi tổng kết được 40 điều tôi ước có thể biết sớm hơn khi còn trẻ, đặc biệt là điều cuối cùng

(Techz.vn) Câu quen thuộc nhất mà tôi từng được nghe là: "Biết rồi. Khổ lắm. Nói mãi". Nhiều lúc tôi trộm nghĩ, mọi người tài thật, cứ gật đầu rồi "phán" như thật, trong khi chưa chắc mình đã hiểu được hết toàn bộ.