Điện thoại

Bàn phím smartphone: Cơn ác mộng về an toàn dữ liệu

Bàn phím smartphone: Cơn ác mộng về an toàn dữ liệu

Về bản chất, bàn phím truy cập đến đủ mọi thứ bạn mà bạn gõ trên máy - từ tin nhắn cá nhân đến mật khẩu và số thẻ tín dụng. Một số dữ liệu của bàn phím thường được gửi qua internet, và trên thế giới mạng này, dữ liệu đó có thể bị đánh cắp – hoặc thậm chí là bị chính nhà phát triển bàn phím lợi dụng.

Đó chính là lý do tại sao chúng ta lại đặt nặng vấn đề tính tin cậy của các ứng dụng bàn phím thứ ba trên điện thoại thông minh.

Các vụ rò rỉ của bàn phím ai.type và SwiftKey

Ai.type là một bàn phím phổ biến cho Android và iPhone, với trên 40 triệu người dùng trên toàn thế giới. Vào ngày 5/12/2017, dữ liệu cá nhân của hơn 31 triệu khách hàng bị rò rỉ trên mạng. Máy chủ cơ sở dữ liệu của họ hoàn toàn không có mật khẩu bảo vệ, do đó, bất cứ ai cũng có thể truy cập thông tin.

Ngoài số điện thoại, tên và địa chỉ email, những chữ, nội dung gõ bằng bàn phím cũng bị đánh cắp. Công ty hứa không bao giờ "xem" từ các trường mật khẩu, nhưng theo trang ZDNet, "có một danh sách chứa hơn 8,6 triệu nội dung mà người dùng nhập vào bằng bàn phím, bao gồm thông tin cá nhân nhạy cảm, như số điện thoại, các tìm kiếm trên web của người dùng và trong một số trường hợp có cả địa chỉ email và mật khẩu tương ứng".

Đây không phải là lần đầu tiên một ứng dụng bàn phím vô tình tiết lộ dữ liệu. Bàn phím SwiftKey phổ biến cũng có vụ scandal rò rỉ dữ liệu sau khi được Microsoft mua lại. Bàn phím SwiftKey bắt đầu đề xuất địa chỉ email cá nhân cho người dùng SwiftKey khác, trong khi những địa chỉ email đó nhẽ ra không bao giờ được lộ ra.

Tại sao bàn phím lại nguy hiểm như thế?

Các gàn phím của bên thứ ba rất nguy hiểm vì chúng muốn được "thông minh". Bàn phím không hài lòng với việc chỉ nằm trên chiếc điện thoại và để bạn nhập các chữ cái, số. Thay vào đó, bàn phím cố gắng dự đoán văn bản và tự động sửa chính tả. Để cá nhân hóa trải nghiệm của bạn, bàn phím thường tải dữ liệu về cách thức và nội dung bạn gõ vào các máy chủ của công ty.

Điều này chắc chắn làm cho mọi thứ thuận tiện hơn, nhưng cái gì cũng có hai mặt. Bàn phím tiếp cận đến quá  nhiều thứ. Khi bạn tin cậy một bàn phím của bên thứ ba, bạn đang cho phép ứng dụng truy cập rất sâu vào điện thoại của bạn, bao gồm mọi thứ bạn nhập. Bạn nên nghiêm túc xem xét liệu bạn có tin cậy công ty tạo ứng dụng bàn phím đó không. Ví dụ: bạn có thể tin cậy bàn phím Gboard của Google nếu bạn đã tin tưởng vào Google bằng tài khoản Gmail và các thông tin cá nhân khác của bạn, nhưng một công ty nhỏ hơn, ít được biết đến hơn như ai.type rõ ràng không đáng tin tưởng.

Thực ra, cũng rất khó. Chúng ta có thể nói rằng SwiftKey của Microsoft đáng tin cậy hơn ai.type, nhưng SwiftKey cũng từng gặp vấn đề. Khi bạn sử dụng bàn phím của bên thứ ba, bạn phải chấp nhận mức độ rủi ro nhất định vì bất kỳ vấn đề nào với máy chủ của bàn phím cũng có thể gây ra sự cố cho bạn. Vì vậy, tùy bạn quyết định: có nên sử dụng bàn phím của bên thứ ba không?

Bàn phím có thể an toàn hơn trên iPhone ... nếu bạn từ bỏ bớt các tính năng

Lời khuyên trên áp dụng cho cả Android và iPhone, nhưng có một điều đặc biệt về iPhone. Android cho phép tất cả các bàn phím truy cập Internet vì quyền "Internet" đã bị ẩn khỏi Cửa hàng Play, nhưng iOS lại mặc định từ chối quyền truy cập Internet của bàn phím. Để cung cấp quyền truy cập Internet cho bàn phím của bên thứ ba sau khi cài đặt, bạn phải chuyển đến Cài đặt> [tên ứng dụng bàn phím]> Bàn phím và bật tùy chọn "Cho phép Truy cập hoàn toàn".

Điều này khiến bàn phím iPhone và iPad an toàn hơn - miễn là bạn không cung cấp quyền truy cập đầy đủ cho bàn phím. Vấn đề là nhiều bàn phím của bên thứ ba chỉ hữu ích khi được truy cập Internet - có lẽ các tính năng cá nhân hóa cao cấp chỉ hoạt động tốt khi bàn phím truy cập được vào đám mây.

Khi bạn đã bật "Toàn quyền" cho bàn phím trên iOS, tất cả sẽ trở thành một cuộc chơi – bạn sẽ rủi ro giống như khi dùng Android. Tất nhiên, có một số ngoại lệ, chẳng hạn, iOS không cho phép các bàn phím bên thứ ba hoạt động trong các trường mật khẩu hệ điều hành. Nhưng như thế hầu hết bạn sẽ gặp rắc rối. Đó là lý do tại sao Apple cảnh báo bạn rất mạnh khi bạn cố gắng cho phép bàn phím quyền truy cập đầy đủ.

Cuối cùng, vẫn là quyết định của bạn, muốn cài đặt bàn phím bên thứ ba hay không. Nhưng bạn nên suy nghĩ kỹ. Nếu phải có bàn phím của bên thứ ba, ít nhất bạn nên cố gắng tìm kiếm bàn phím từ các công ty đáng tin cậy như Google và Microsoft thay vì các nhà phát triển nhỏ mà bạn chưa bao giờ nghe đến. Google hay Microsoft vẫn sẽ không hoàn hảo, nhưng ít nhất bạn biết họ là ai...

 Theo: vnreview.vn