Những đánh giá thiết thực của người dân khi sử dụng điện mặt trời
[Ông Lê Anh Tuấn - giảng viên Đại học Cần Thơ] cho biết “4 năm trước ông quyết định bỏ 130 triệu đồng để lắp 3.9 kWp điện mặt trời mái nhà tại gia đình mình. Sau khoảng 4 năm đầu tư hệ thống điện mặt trời mái nhà và ông tính toán được mỗi tháng trung bình tiết kiệm khoảng 1 - 1,2 triệu đồng tiền điện”.
Ông cũng chia sẻ rằng “thời điểm đó, ông biết quyết định của mình là sự liều lĩnh, táo bạo vì lúc đó điện mặt trời mái nhà chưa được quan tâm nhiều. Nhiều người bảo ông đó là sự lãng phí, nếu đánh đổi bằng việc đi gửi tiền lấy lãi ngân hàng sẽ tốt hơn. Nhưng ông vẫn quyết tâm thực hiện sự đầu tư này.”
Kết quả cho thấy, sau khoảng thời gian sử dụng kết hợp với điện mặt trời mái nhà thì hóa đơn tiền điện giảm hơn 3 lần. Cụ thể là từ khoảng 3 triệu / mỗi tháng xuống còn hơn 900 ngàn đồng / tháng. So với khoảng tiền lãi ngân hàng thì dùng điện mặt trời mái nhà tiết kiệm hơn nhiều, hơn nữa còn bảo vệ môi trường xung quanh sạch sẽ.
Lắp đặt điện mặt trời mái những năm gần đây cho nhiều kết quả tốt.
Tương tự, [Ông Trần Nhật Bình - Tạp chí Thông tin & Truyền thông - ICTvietnam.vn] cũng đã từng chia sẻ “ việc sử dụng điện mặt trời áp mái vô cùng hiệu quả, chấp luôn covid-19. Ông đưa ra một ví dụ là khi bạn mua 1ha đất trang trại, dựng lên khoảng 7.000m² mái chuồng trại với chi phí khoảng 5 tỷ. Đầu tư một hệ thống điện mặt trời áp mái với công suất khoảng 1 Mwh tổng giá là 20 tỷ. Vậy sau khi đầu tư thì doanh thu sẽ được tính như thế nào?
Giả sử 1 ngày thì có 4 tiếng nắng (theo cách thức tính tiêu chuẩn). Một tháng có 30 ngày. Công suất tối đa là 1Mwh = 1.000kWh với giá 1.940 đồng / 1Mwh.
- Vậy ta có phép tính như sau:
- 4 (tiếng nắng/ngày) x 1.000kWh x 1.940 đồng = 7.760.000 đồng/ngày.
- 1 tháng = 30 ngày x 7.760.000 đồng = 232.800.000 đồng.
- 1 năm 12 tháng = 2.793.600.000 đồng (gần 2.8 tỷ đồng).
Doanh thu nói trên đang chỉ tính tiền bán điện và chưa tính phần 7.000m² trang trại chăn nuôi hoặc trồng trọt. Nếu theo cách tính này thì phí bỏ ra sẽ ít thay vì sử dụng thuê sức lao động từ người ngoài về. Hơn nửa, tiền bạc thu trả rất minh bạch. Hệ thống sẽ tự động thông báo vào app trên smartphone của chủ về thông tin công suất đạt được bao nhiêu?, tương đương bao tiền? hàng tháng chuyển tiền như thế nào? Có thể đánh giá là khá tiện lợi.”
Kỹ sư dự án DAT Solar đang kiểm tra hệ thống điện mặt trời
“Với việc đầu tư lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà, hộ gia đình có thể tiết kiệm đến 100% điện năng tiêu thụ và có thể bán lượng điện dư cho EVN. Dựa trên chi phí đầu tư hệ thống và chi phí tiền điện hàng năm phải trả, thời gian hoàn vốn cho hệ thống điện mặt trời chỉ mất khoảng 5 năm. Như vậy, việc đầu tư ban đầu có thể mất một khoản chi phí nhưng lợi ích về lâu dài là vô cùng lớn. Ngoài ra, phần mái được cách nhiệt bằng hệ thống điện mặt trời còn giúp bảo vệ ngôi nhà khỏi các yếu tố thời tiết như nắng, mưa, tia bức xạ, giảm nhiệt khoảng 5 độ C cho ngôi nhà và giảm công suất tiêu thụ điện của máy lạnh. Đồng thời, chung tay góp phần bảo vệ môi trường sống xanh.” Anh Nguyễn Anh Duy - Kỹ sư dự án DAT Solar
Những số liệu, thông tin cần thiết về dự án điện mặt trời mái nhà
Theo số liệu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho thấy, đầu năm đến ngày 23/8 lũy kế toàn quốc khoảng 45.299 khi vận hành hệ thống điện mặt trời. Tổng công suất là 1.029 MWp và sản lượng đạt khoảng 500.692 MWh. Từ đó, giảm phát thải khoảng 457.132 tấn khí CO2 ra ngoài (tương đương 77.257 TOE).
Điện mặt trời mái nhà đem lại nhiều lợi ích cho người dân.
Có thể thấy, cơ chế giá khuyến khích siêu hấp dẫn đã giúp Việt Nam đạt được hơn 1.000 MW cho điện mặt trời mái nhà trong 2 năm qua. Điều này đã giúp tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài cùng tham gia vào thị trường nghiên cứu, đầu tư năng lượng tái tạo này.
Từ nhiều lợi ích mà điện mặt trời mái nhà đem lại mà đại diện phía EVN đã kiến nghị Chính phủ cần có những cơ chế hỗ trợ một phần kinh phí đầu tư ban đầu cho các hộ gia đình.
Ngoài ra, một tin vui cho người dân là sau thời điểm 31/12/2020 cơ chế giá điện mặt trời mái nhà sẽ được khuyến khích khoảng 8,38 cent / kWh sẽ không còn. Thay vào đó, ông Nguyên đề nghị Bộ Công Thương sớm nghiên cứu và ban hành một cơ chế giá "gối đầu" nhằm để phát triển nguồn năng lượng này không bị gián đoạn.