Doanh nghiệp

Mất ngàn tỷ, đại gia Bùi Thành Nhơn vẫn không ngừng tung tiền thâu tóm

Mất ngàn tỷ, đại gia Bùi Thành Nhơn vẫn không ngừng tung tiền thâu tóm

Trong phiên giao dịch cuối tuần, Cổ phiếu NVL của CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va -Novaland rơi vào nhóm số ít cổ phiếu lớn giảm sàn và có ảnh hưởng tới đà tăng chung của thị trường chứng khoán (TTCK).

Đây là phiên giảm thứ 3 liên tiếp của cổ phiếu này, tổng cộng mất hơn 11%. Nó khiến túi tiền của ông Bùi Thành Nhơn sụt giảm cả ngàn tỷ, cho dù doanh nghiệp bất động sản hàng đầu tại Việt Nam này vừa công bố kế hoạch ấn tượng với doanh thu tỷ USD trong năm 2018.

Hiện tại, ông Bùi Thành Nhơn đang trực tiếp nắm giữ gần 191 triệu cổ phiếu NVL, trị giá gần 11,5 ngàn tỷ đồng, và là cổ đông lớn thứ 2 tại Novaland, với tỷ lệ nắm giữ hơn 21%.

Cổ đông lớn nhất tại Novaland là CTCP Novagroup (nắm giữ 198 triệu cổ phiếu NVL, tương đương 21,8% cổ phần). Cổ đông lớn thứ 3 là CTCP Diamond Properties (nắm giữ gần 106 triệu cổ piếu NVL, tương đương 11,7%).

Nếu tỷ lệ nắm giữ vẫn như cũ, tổng cộng ông Nhơn và gia đình đang nắm giữ gần hơn 54% cổ phần của Novaland Group, tương ứng lượng cổ phiếu trị giá 29.500 tỷ đồng (tương đương gần 1,3 tỷ USD).

Ông Bùi Thành Nhơn từng được xem là tỷ phú USD giàu thứ 4 trên thị trường chứng khoán, chỉ sau ông trùm bất động sản Phạm Nhật Vượng (khoảng 7 tỷ USD), bà Nguyễn Thị Phương Thảo (3 tỷ USD) và ông Trần Bá Dương Thaco.

Novaland Group lên sàn cuối năm 2016 và là một trong những doanh nghiệp bất động hàng đầu trên sàn chứng khoán với vốn hóa thị trường đạt hiện đạt hơn 54 ngàn tỷ đồng. Novaland là một trong những doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng về quy mô rất nhanh. 

Ông chủ Novaland liên tục bỏ ra hàng ngàn tỷ đồng để thực hiện các thương vụ thâu tóm, với mục đích được giới đầu tư dự đoán là mở rộng quỹ đất, nhưng đi kèm với đó là việc công ty phải duy trì lượng lớn nợ vay.

Gần đây, Novaland đã thông qua quyết định góp thêm gần 5,5 ngàn tỷ đồng vào Công ty Địa ốc No Va Mỹ Đình, nâng tỷ lệ sở hữu tại đây lên 99,99%. No Va Mỹ Đình cũng chính thức trở thành công ty con thứ 40 của tập đoàn địa ốc này. 

Năm 1992, ông Nhơn khởi nghiệp với Công ty TNHH Thương Mại Thành Nhơn, chuyên kinh doanh thuốc thú y, nguyên liệu dược, hóa chất. Doanh nghiệp này chuyển sang kinh doanh bất động sản khi thị trường này sốt nóng hồi năm 2006-2007.

Theo kế hoạch vừa công bố, năm 2018, Novaland dự kiến đạt doanh thu gần 1 tỷ USD và lợi nhuận sau thuế 3,2 ngàn tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 87% và 55% so với cùng kỳ năm 2017.

Trên TTCK, dòng tiền vào bất ngờ tăng vọt giúp VN-Index vững trên ngưỡng 1.000 điểm. Thanh khoản thị trường lên cao nhất trong vòng 7 tháng, đạt gần 11 ngàn tỷ đồng.

Tuy nhiên, khối ngoại bất ngờ bán ròng mạnh, với giá trị lên tới 750 tỷ đồng, tập trung vào các mã như: Masan, Vietcombank, Novaland, Vingroup,...

Một số công ty chứng khoán có cái nhìn tươi sáng hơn trong các dự báo.

Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho rằng, nhiều khả năng chỉ số VN-Index vẫn tiếp tục duy trì xu hướng tăng điểm trong ngắn hạn. Trong khi đó, BSC dự báo VN-Index củng cố trên ngưỡng 1.000 điểm.

HSC cũng dự báo thị trường trước mắt sẽ tăng tiếp.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 21/9, VN-index giảm 1,77 điểm xuống 1002,97 điểm; HNX-Index tăng 0,74 điểm lên 115,8 điểm. Upcom-Index tăng 0,5 điểm lên 53,49 điểm. Thanh khoản toàn thị trường đạt 400 triệu đơn vị, trị giá 11,3 ngàn tỷ đồng.

Theo: Vietnamnet 

 

Doanh nghiệp Việt từ “thua trận” đến tự giết chết thương hiệu

(Techz.vn) Hội nhập kinh tế thế giới, thương trường Việt chào đón những ông lớn quốc tế tham gia cuộc chơi tìm kiếm lợi nhuận, tăng cường sức cạnh tranh và giúp người tiêu dùng có nhiều lựa chọn. Tuy nhiên, trước sức mạnh và áp lực từ doanh nghiệp nước ngoài, nhiều thương hiệu Việt dần “thua trận” tự giết chết thương hiệu của mình...