Đời sống

Bác sĩ Trí chia sẻ kinh nghiệm vàng để thoát cửa tử đột quỵ

Bác sĩ Trí chia sẻ kinh nghiệm vàng để thoát cửa tử đột quỵ

Đột quỵ được ví là “cánh cửa tử” cướp đi sinh mạng con người một cách nhanh chóng. Để không bỏ lỡ thời điểm vàng cứu người có dấu hiệu bị đột quỵ thoát khỏi cánh cửa tử, hãy cùng bỏ túi các kinh nghiệm vàng được bác sĩ Trí chia sẻ dưới đây.

Đột quỵ - Cánh cửa tử thần ám ảnh của nhiều người

bac-si-tri-2-1724296740.png
 Đột quỵ - Cánh cửa tử thần ám ảnh của nhiều người

Trong những năm gần đây, các ca đột quỵ ngày càng tăng cao. Đặc biệt, căn bệnh này có xu hướng trẻ hóa do ảnh hưởng của lối sống thiếu lành mạnh, cường độ làm việc cao. Ngoài ra, ảnh hưởng của các căn bệnh mãn tính như tim mạch, huyết áp, tiểu đường cũng là nguyên nhân có thể gây ra đột quỵ.

Đột quỵ (tai biến mạch máu não) thường xảy ra đột ngột khi nguồn máu cung cấp cho não bị tắc nghẽn trong quá trình lưu thông. Điều này gây ra bởi các cục máu đông, dẫn đến não bị thiếu oxy nghiêm trọng. Trong trường hợp không được cấp cứu kịp thời, nguy cơ tử vong do đột quỵ rất cao. Ngay cả khi được cứu sống cũng có thể bị gặp những di chứng nặng nề cùng với khoản chi phí điều trị cao. Vì vậy, đột quỵ được xem là cánh cửa tử, là nỗi ám ảnh của tất cả mọi người.

Bác sĩ Trí chia sẻ kinh nghiệm cấp cứu ban đầu khi bị đột quỵ

Bác sĩ Trí chia sẻ kiến thức cấp cứu ban đầu khi bị đột quỵ

Sự nguy hiểm của đột quỵ là không phải bàn cãi. Tuy nhiên, nếu kịp thời phát hiện và biết cách cấp cứu ban đầu chuẩn xác thì hoàn toàn có thể kéo bệnh nhân thoát khỏi cửa tử. Bác sĩ Trí tốt nghiệp Đại học Y Dược TPHCM, từng công tác tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định TPHCM với nhiều năm nghiên cứu chuyên sâu về các bệnh lý tim mạch, đột quỵ đã khuyến cáo mọi người nên nắm được các kiến thức để sơ cấp cứu ban đầu cho người bị đột quỵ.

Về thời gian: Đối với người bị đột quỵ “Time is brain” - Thời gian chính là não. Bởi theo bác sĩ Trí lý giải, mỗi giây phút trôi qua sẽ có hàng triệu tế bào não chết đi. Vậy nên khi phát hiện người có dấu hiệu bị đột quỵ thì những người xung quanh phải nắm được khoảng thời gian để cấp cứu kịp thời. Trong cấp cứu đột quỵ, thời gian vàng rơi vào khoảng từ 4.5 - 6 tiếng kể từ lúc phát hiện. Bác sĩ Trí chia sẻ nếu được cấp cứu kịp thời trong khoảng thời gian này, khả năng phục hồi của bệnh nhân là rất cao.

Nhận biết dấu hiệu và gọi cấp cứu: Đột quỵ có những dấu hiệu nhận biết ban đầu là nói đớ, tê bì tay chân, chóng mặt, mất thăng bằng, mất thị lực, bất tỉnh. Những người xung quanh khi nhận biết thấy các dấu hiệu này phải giữ bình tĩnh, động viên người bệnh và nhanh chóng gọi xe cấp cứu. Khi kết nối với tổng đài cấp cứu cần cung cấp rõ thông tin, tình trạng bệnh nhân để nhân viên trực cấp cứu chuẩn bị phương tiện và các thiết bị cấp cứu hiệu quả nhất.

bac-si-tri-4-1724296803.png
 Cách sơ cứu ban đầu đối với bệnh nhân bị đột quỵ

Sơ cứu ban đầu: Theo bác sĩ Trí, việc sơ cứu ban đầu là rất quan trọng đến quá trình điều trị và hội phục của người bị đột quỵ. Cụ thể, người xung quanh cần đặt bệnh nhân nằm xuống, nằm nghiêng về một bên, đầu đặt cao khoảng 30-45 độ. Tư thế này giúp bảo vệ đường thở của bệnh nhân, đồng thời nếu bệnh nhân bị nôn ói, tư thế này giúp các chất nôn dễ thoát ra bên ngoài hạn chế tình trạng hít sặc. Đồng thời, mọi người cần phải nới lỏng quần áo, cởi bỏ thắt lưng để giúp lưu thông máu tốt hơn. Trong trường hợp nhận thấy bệnh nhân có dấu hiệu ngừng thở phải nhanh chóng hô hấp nhân tạo và ép tim.

Vận chuyển bệnh nhân: Trong trường hợp xe cấp cứu không thể đến kịp thời, việc di chuyển bệnh nhân cần hết sức cẩn thận. Bệnh nhân cần đặt trên cáng, nằm nghiêng. Người vận chuyển tuyệt đối không xốc bệnh nhân lên đột ngột.

Các lưu ý tuyệt đối phải tránh: Đối với người có dấu hiệu đột quỵ, người xung quanh cần tuyệt đối tránh cho bệnh nhân ăn uống cũng như sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Các việc làm này có thể dẫn đến tình trạng sặc, suy hô hấp khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Các phương pháp dân gian như cạo gió cũng cần tuyệt đối phải tránh.

Ngoài các kinh nghiệm sơ cấp cứu ban đầu, theo bác sĩ Trí, bản thân mỗi người phải nâng cao tinh thần phòng chống đột quỵ bằng việc xây dựng một lối sống lành mạnh, hạn chế rượu bia, tinh thần lạc quan, tập thể dục đều đặn. Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi người. Vì vậy, việc chăm sóc sức khỏe là mục tiêu hàng đầu.

Để bổ sung các kiến thức chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật, hãy ghé các kênh chia sẻ của bác sĩ Trí. Không chỉ tận tụy khám chữa bệnh tại phòng khám, bệnh viện, bác sĩ Trí còn dành nhiều thời gian lan tỏa kiến thức phòng ngừa bệnh đến tất cả mọi người một cách hoàn toàn miễn phí qua các kênh online Tik Tok, Youtube, Facebook.

Thông tin:

Bác Sĩ Trí

Webiste: https://bstri.vn/

Facebook: https://www.facebook.com/bstri.vn

 

Youtube: https://www.youtube.com/@bacsitriofficial

Số điện thoại: 079 984 8686

Tag:

bac si tri