Doanh nghiệp

Người trẻ muốn lập nghiệp, ngoài năng lực còn cần không ngừng "networking", bởi mạng lưới quan hệ cũng là một tài sản quý báu, giúp con đường thành công ngắn hơn

Người trẻ muốn lập nghiệp, ngoài năng lực còn cần không ngừng

Mạng lưới mối quan hệ trong công việc là điều thực sự quan trọng. Đó là sự hình thành những kết nối giữa các cá nhân có liên quan, giúp cho sự phát triển chuyên nghiệp của cả đôi bên. Nếu thực hiện đúng, đó sẽ là một đòn bẩy cho sự nghiệp của bạn, tạo ra lợi ích chung.

Trong cuộc sống cũng vậy. Kết quả nghiên cứu về sự ảnh hưởng của các mối quan hệ xạ hội được đề cập trong cuốn sách "Connected" của tác giả Christakis và Fowlwer cho biết, nếu một trong những bạn bè của bạn cảm thấy hạnh phúc, bạn cũng có 15% khả năng cảm nhận được sự hạnh phúc này. Nếu một người mà bạn chỉ biết thông qua bạn bè của bạn cảm thấy hạnh phúc, bạn có 10% khả năng cảm nhận hạnh phúc. Mạng lưới kết nối của bạn cũng là một nguồn tài sản cá nhân và nó chứa rất nhiều thông tin quý báu.

Khi bắt đầu sự nghiệp, vào mỗi cuối ngày, Bill Clinton sẽ làm một tấm thẻ nhỏ ghi lại thông tin của những người mà ông gặp trong ngày. Đến năm 1980, ông đã có 10.000 tấm thẻ như vậy. Chúng giúp ông có thể kết nối với những người khác, và điều đó giúp ích đáng kể cho chiến dịch tranh cử Tổng thống của ông.

May mắn thay, giờ đây bạn phát triển mạng lưới quan hệ của bạn thông qua mạng xã hội điện thoại và nhiều phương tiện khác một cách dễ dàng, nhanh chóng. Đây là 6 lý do tại sao bạn nên phát triển mạng lưới của mình liên tục nếu muốn thành công:

1. Giao tiếp với nhiều người giúp bạn có cái nhìn rõ ràng về cuộc sống

Người trẻ muốn lập nghiệp, ngoài năng lực còn cần không ngừng networking, bởi mạng lưới quan hệ cũng là một tài sản quý báu, giúp con đường thành công ngắn hơn - Ảnh 1.

Vòng xoáy của công việc hàng ngày khiến bạn phải tập trung cao độ mà quên đi việc phải ngẩng đầu lên và quan sát xung quanh. Sự cô lập này có thể trở thành thói quen gây bất lợi cho thành công của bạn.

Khi gặp gỡ những người mới, hãy tham gia cuộc trò chuyện với họ, chia sẻ với họ về những thách thức trong công việc hoặc cá nhân bạn đang phải đối mặt. Những câu hỏi, câu trả lời của họ có thể cung cấp cho bạn những quan điểm mới mẻ.

Bạn có thể đang loay hoay tìm cách thiết lập một quy trình làm việc chuyên nghiệp hơn tại công ty, nhưng chưa tìm ra được giải pháp ưng ý. Trong một dịp trò chuyện với một người quen, bạn đề cập đến vấn đề mà mình đang vướng mắc và nhận được gợi ý sử dụng một phần mềm quản trị. Thật bất ngờ, khi thử áp dụng điều đó bạn đã giải quyết được vấn đề một cách nhanh chóng. Đó là giải pháp mà bạn chưa bao giờ nghĩ tới nhưng hiệu quả thật không ngờ.

Bạn thấy không, chỉ cần chia sẻ vấn đề, thử thách với người khác, bạn có thể tìm ra giải pháp một cách không ngờ. Điều đó sẽ không bao giờ xảy ra nếu bạn chẳng chịu giao tiếp, mở rộng mối quan hệ của mình.

2. Bạn có nhiều cơ hội mới, tốt hơn nhờ các mối quan hệ

Người trẻ muốn lập nghiệp, ngoài năng lực còn cần không ngừng networking, bởi mạng lưới quan hệ cũng là một tài sản quý báu, giúp con đường thành công ngắn hơn - Ảnh 2.

Bạn có thể yêu công việc của mình, yêu những thứ bạn đang làm, nhưng làm cách nào để biết cả những thứ bạn không biết? Có thể đang có một công việc phù hợp hơn với mục tiêu, kế hoạch, sở thích của bạn và có mức lương tốt hơn, nhưng thậm chí bạn còn không biết là nó có tồn tại...

Bằng cách tiếp tục mở rộng mạng lưới quan hệ, gặp gỡ những người bạn mới, bạn sẽ tiếp xúc với những ý tưởng nghề nghiệp và cơ hội mới. Để khi bạn cảm thấy chán ngấy những gì bạn đang làm và muốn rời bỏ, những người trong mạng lưới quan hệ có thể sẽ là nguồn giúp bạn tiếp cận với những cơ hội tiềm năng mới, hoặc chính là người tư vấn nghề nghiệp cho bạn.

3. Những người xung quanh sẽ giúp bạn hỏi đúng câu hỏi về cuộc sống và nghề nghiệp

Trong mạng lưới mối quan hệ của bạn, một số người sẽ hỏi bạn những câu hỏi khá lớn lao và chính họ cũng giúp bạn tìm ra câu trả lời bạn cần. Tại sao bạn bạn lại làm công việc bạn đang làm? Bạn đang phải đối mặt với thách thức gì? Bạn có kế hoạch gì tiếp theo?

Những cuộc trò chuyện có thể về nhiều chủ đề nhưng tất cả đều có thể liên quan, ảnh hưởng đến cuộc sống và các quyết định của bạn. Điều đó giúp bạn tư duy hiệu quả và rõ ràng hơn về mục tiêu, thách thức mình phải đối mặt cũng như cách mà những người khác nói về bạn.

4. Networking tiếp thêm sức mạnh khi bạn gặp khó khăn

Người trẻ muốn lập nghiệp, ngoài năng lực còn cần không ngừng networking, bởi mạng lưới quan hệ cũng là một tài sản quý báu, giúp con đường thành công ngắn hơn - Ảnh 3.

Bạn sẽ không bao giờ biết khi nào bạn gặp được những người có ảnh hưởng đến công việc của bạn, đôi khi ảnh hưởng rất sâu sắc. Nếu bạn là một quản lý và đang đau đầu với vấn đề tuyển dụng nhân sự. Hãy đề cập đến nó trong các cuộc trò chuyện với người quen của bạn, dù thân hay sơ, rất có thể họ sẽ giúp bạn tìm ra ứng viên phù hợp.

Ngay cả khi nghe về những thách thức của người khác và cách họ tiếp cận một vấn đề cũng cung cấp rất nhiều sự hỗ trợ cần thiết cho cuộc đấu tranh của chính bạn. Điều này đặc biệt có giá trị khi bạn gặp gỡ những người khác trong ngành hoặc có vị trí làm việc tương tự ở ngành khác có liên quan. Qua những mối quan hệ, bạn có thể tìm hiểu thêm về công nghệ, chiến lược sáng tạo mới mẻ áp dụng cho công việc của mình.

5. Những người có mạng lưới quan hệ xã hội rộng có nhiều niềm vui và năng lượng trong cuộc sống hơn

Gặp gỡ với những người mới là một trải nghiệm bổ ích.

Con người vốn là những sinh vật xã hội. Gặp gỡ, giao lưu với nhiều người sẽ giúp bạn mở rộng vốn sống, có thêm nhiều niềm vui và năng lượng trong công việc, cuộc sống. Nó giúp bạn tự tin hơn về định hướng riêng của mình, tiếp thêm động lực tiến về phía trước trên con đường đã chọn.

Khi cảm thấy bi quan về thế giới, cuộc sống, hãy đi ra ngoài, trò chuyện với một người quen mới về đam mê công việc của họ. Những câu chuyện khác đi có thể sẽ cho bạn thêm lạc quan về cuộc sống này.

Theo: Trí Thức Trẻ 

 

Doanh nhân Lê Đăng Khoa: "Các bạn start up trẻ đôi khi tự tin quá, nếu chỉ biết tạo sản phẩm tốt thì không thể nào thành công được"

(Techz.vn) Khoa tiếp xúc với khá nhiều các start up trẻ thì thấy các founder đôi khi tự tin quá. Khi quá tự tin vào sản phẩm, vào thương hiệu của mình thì các bạn lại dễ dàng bỏ qua những điểm yếu cần cải thiện, bỏ qua vai trò của đối tác, của cộng sự.