Khoa học & Đời sống

Thay vì cố gắng chứng minh mình đúng, làm điều này sẽ giúp bạn giành chiến thắng trong mọi cuộc tranh luận

Tôi có một người đồng nghiệp vô cùng đáng ghét, với đầy đủ các tính xấu như nóng tính, lậu hậu và cực kì bảo thủ. Nhưng tất cả những điều đó vẫn chưa là gì so với việc anh ta luôn luôn sai nhưng vẫn tưởng là mình đúng. Và việc tranh luận với anh ta thì hầu như chẳng có tác dụng gì. Nếu bạn có việc cần phải trao đổi với người đồng nghiệp này của tôi, dám chắc là anh ta sẽ làm bạn tức điên lên mặc dù giận dữ chẳng phải là cách giải quyết khôn ngoan.

Thay vì cố gắng chứng minh mình đúng, làm điều này sẽ giúp bạn giành chiến thắng trong mọi cuộc tranh luận, đàm phán - Ảnh 1.

Khi một người nghĩ mình đúng, họ sẽ bị ám ảnh bởi ý nghĩ đó và thường có xu hướng sẽ bảo về quan điểm của mình đến cùng. Điều đó cho thấy họ thật ra chỉ đang cố gắng chứng tỏ bản thân, thay vì cố gắng đạt được thỏa thuận trong đàm phán.

Đối với những người như thế, một bí quyết để giúp bạn tiếp tục đàm phán là hãy kiềm chế cơn giận dữ, đừng để cảm xúc chen chân vào cuộc nói chuyện. Cụ thể, bạn có thể áp dụng một trong những cách đơn giản sau đây:

1. Tách yếu tố con người ra khỏi vấn đề đang bàn luận

Thay vì cố gắng chứng minh mình đúng, làm điều này sẽ giúp bạn giành chiến thắng trong mọi cuộc tranh luận, đàm phán - Ảnh 2.

Hãy tưởng tượng nếu một đứa trẻ bốn tuổi kiên quyết đòi một thứ gì đó, cho dù bạn có nói lí lẽ trong nhiều giờ liền thì cũng không thể thuyết phục nó từ bỏ ý định. Với người trưởng thành, đôi khi điều tương tự cũng xảy ra.

Để phá vỡ rào cản này, bạn phải ngừng nhìn nhận họ như là vấn đề. Thay vì nghĩ rằng người khác là ngu ngốc hoặc đáng ghét, chúng ta có thể đơn giản là coi như họ đang lạc lối. Và nhiệm vụ của bạn lúc này không phải là cố chứng minh họ sai mà là hướng họ đến điều đúng đắn.

Việc áp dụng suy nghĩ này sẽ thay đổi toàn bộ cách tiếp cận của bạn khi bạn thoát khỏi cảm xúc của chính mình và kiểm soát tình hình tốt hơn. Bởi vì “mỗi người chúng ta canh gác một cánh cửa thay đổi chỉ có thể được mở từ bên trong” (Stephen Covey) nên chúng ta chỉ có thể hướng người khác đến sự thay đổi chứ không thể thay đổi họ.

2. Thay đổi cách giao tiếp – sử dụng ngôn ngữ cơ thể và lắng nghe nhiều hơn

Thay vì cố gắng chứng minh mình đúng, làm điều này sẽ giúp bạn giành chiến thắng trong mọi cuộc tranh luận, đàm phán - Ảnh 3.

Trong hầu hết mọi cuộc tranh luận, cả hai bên thường quên đi lắng nghe người còn lại. Cho dù vấn đề đang tranh luận là gì, cũng đừng tự biến mình thành kẻ không chịu lắng nghe. Thực sự lắng nghe và tôn trọng cảm xúc của người khác, sẽ tạo ra đủ sự tin tưởng và an toàn để bắt đầu đối thoại thay vì đối đầu.

Hãy chắc chắn rằng người đang tranh luận sẽ cảm thấy được lắng nghe. Điều đó giúp làm chậm nhịp độ cuộc trò chuyện, và khi đó chính bạn cũng có thời gian để bình tĩnh lại.

Hãy nhớ rằng điều quan trọng nhất không phải là bạn nói những gì mà là bạn nói như thế nào. Khoảng 93% giao tiếp là phi ngôn ngữ, do đó việc duy trì ngôn ngữ cơ thể của bạn có thể mang lại hiệu quả trong nhiều trường hợp. Một giọng nói vui tươi, dịu dàng có nhiều khả năng sẽ giải quyết vấn đề tốt hơn.

3. Giao tiếp bằng đôi tai biết lắng nghe và một trái tim đồng cảm

Thay vì cố gắng chứng minh mình đúng, làm điều này sẽ giúp bạn giành chiến thắng trong mọi cuộc tranh luận, đàm phán - Ảnh 4.

Dành thời gian để đảm bảo rằng phía bên kia cảm thấy được lắng nghe và thấu hiểu không có nghĩa là bạn phải cúi mình nhân nhượng họ. Sự thấu hiểu là khả năng nhận ra những quan điểm khác nhau của người khác chứ không phải là sự nhượng bộ thiếu chính kiến.

Khi bạn có thể nhận ra cảm xúc của một người trong cuộc tranh luận, bạn nắm bắt cơ hội để khám phá ra họ đang nghĩ gì đằng sau những cảm xúc đó. Nó giúp bạn nắm được chìa khóa của vấn đề và tìm cách đàm phán khôn ngoan nhất.

Ví dụ, thay vì nói, “tôi nghĩ rằng bạn là người hay tức giận, bướng bỉnh và cố chấp”, chúng ta có thể nói rằng, “có vẻ như bạn đang cảm thấy thất vọng vì bạn thực sự quan tâm đến điều này và mong muốn đẩy nhanh tiến độ công việc”.

Đôi khi tất cả những gì mà chúng ta cần chỉ là một đôi tai biết lắng nghe và một trái tim đồng cảm. Chỉ cần như thế, mọi mâu thuẫn, bất đồng đều được giải quyết. Bạn không phải là đối thủ hay kẻ thù của những người đang tranh luận, mà đơn giản chỉ là một người tham gia vào cuộc trò chuyện, để tìm ra những điều đúng đắn. Do đó ngoài việc chăm chú vào vấn đề tranh luận, hãy quan tâm nhiều hơn đến cảm xúc của đối phương.

Trong trường hợp của tôi, là người đồng nghiệp luôn chứng tỏ mình ra biết tất cả mọi thứ. Tuy nhiên, cảm xúc ẩn đằng sau là nỗi sợ bị thua kém so với đồng nghiệp. Cho nên thay vì hét vào mặt anh ta rằng cậu sai rồi, tôi chỉ đơn giản là bày tỏ sự đồng cảm và hướng anh ta đến điều đúng đắn. Và điều đáng ngạc nhiên là đến cuối cuộc trò chuyện, anh ấy đã thay đổi hoàn toàn quan điểm và tin rằng quyết định được đưa ra hoàn toàn là của anh.

Theo Nhịp sống kinh tế

 

Chuyện lạ ở nơi làm việc tốt nhất Việt Nam: Tắt đèn, tắt điều hòa ép nhân viên về nhà nghỉ ngơi, con cái nghỉ hè không người coi thì sếp xây luôn khu vui chơi cho bọn trẻ

(Techz.vn) Cân bằng cuộc sống cho nhân viên là một trọng tâm rất lớn của công ty 4 năm liền được chọn là nơi làm việc tốt nhất Việt Nam. Nhân viên gặp áp lực hay stress vì vấn đề gia đình có thể làm việc ở nhà. Mỗi dịp nghỉ hè, công ty lại dành một diện tích nhất định để biến thành sân chơi cho bọn trẻ - con cái của những cán bộ nhân viên không tìm được người trông. Chiều tối, đèn và điều hòa đều tắt để ép nhân viên nghỉ sớm…