Nhịp sống số

Multi-cloud - Tương lai chuyển đổi số của doanh nghiệp

Multi-cloud - Tương lai chuyển đổi số của doanh nghiệp

Tại hội thảo, ông Phan Hồng Tâm - Giám đốc Khối Công nghệ Cloud, FPT Smart Cloud đã mang đến những chia sẻ về định hướng lên multi-cloud, cũng như đánh giá các ưu nhược điểm trong định hướng multi-cloud của doanh nghiệp Việt và đưa ra giải pháp để triển khai được một chiến lược multi-cloud hiệu quả. 

Theo ông Tâm, multi-cloud là môi trường điện toán đa đám mây kết hợp của nhiều môi trường public cloud. Thực tế multi-cloud ngày nay còn là sự kết hợp của cả nhiều public cloud với private cloud, đây cũng là mô hình mà nhiều doanh nghiệp đang lựa chọn cho chiến lược chuyển đổi của mình trong thời gian gần đây.

Giải mã làn sóng Multi-Cloud - Xu hướng mới trong các doanh nghiệp

Chúng ta đang ghi nhận một sự chuyển dịch mạnh mẽ của các doanh nghiệp trong thời đại hậu Covid-19. Một kết quả phân tích đã chỉ ra rằng việc áp dụng công nghệ đã trở thành yếu tố tạo sự khác biệt quan trọng trong thời kỳ gián đoạn do Covid-19. Các tổ chức có sự am hiểu sâu sắc về công nghệ có mức tăng trưởng doanh thu trung bình cao hơn tới 6% so với các đối thủ khác trong ngành, tập trung trong 12 ngành mà công nghệ đóng vai trò quan trọng để tạo nên sự khác biệt về hiệu suất. Vậy họ đã làm thế nào để thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số trong doanh nghiệp? Đó chính là dựa vào multi-cloud.

Theo khảo sát của của Hanshicorp năm 2021, từ 3.200 người đang làm việc trong ngành công nghệ từ nhiều quốc gia, có khoảng 76% doanh nghiệp công nghệ đã và đang áp dụng chiến lược điện toán đám mây, đặc biệt là multi-cloud cho hạ tầng số của mình, và dự báo số lượng doanh nghiệp sử dụng multi-cloud sẽ lên tới 86% trong vòng 2 năm tới, điều này cho thấy rằng multi-cloud đã không còn chỉ là xu hướng mà là thực tiễn đang xảy ra trên thế giới bao gồm cả Việt Nam. Cũng theo khảo sát này, doanh nghiệp với quy mô càng lớn thì càng có xu hướng sử dụng chiến lược multi-cloud để tạo ra một hạ tầng vững chắc đáp ứng các yêu cầu kinh doanh phức tạp và đòi hỏi sự thích ứng nhanh. 

Trong đó, hai lý do chính có thể kể đến: (1) Tránh bị giới hạn và phụ thuộc vào một nhà cung cấp dịch vụ cloud duy nhất. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể lựa chọn linh hoạt các giải pháp công nghệ tốt nhất, chi phí tối ưu nhất của các nhà cung cấp điện toán đám mây để đáp ứng nhu cầu cho doanh nghiệp mình. Rõ ràng mỗi doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cloud có những thế mạnh nhưng cũng có những điểm yếu, thế nên việc tối ưu được sức mạnh của các cloud khác nhau sẽ đem lại lợi ích tốt nhất cho doanh nghiệp. (2) Tăng khả năng ổn định và chống chịu trước các mối nguy cơ bên ngoài. Khi xây dựng hệ thống trên môi trường multi-cloud, doanh nghiệp mong muốn giảm nguy cơ bị ảnh hưởng bởi sự gián đoạn đột xuất của một nhà cung cấp dịch vụ. Thậm chí một số doanh nghiệp sử dụng multi-cloud sẽ đảm bảo được độ an toàn hệ thống tốt hơn trước các cuộc tấn công DDoS lớn, khi mà hoạt động của doanh nghiệp trên một nhà cung cấp bị tấn công thì việc vận hành ở các cụm cloud khác vẫn tiếp tục hoạt động và đảm bảo hoạt động kinh doanh không bị gián đoạn.

Multi-Cloud - Cơ hội, thách thức 

Thực tế chuyển đổi hạ tầng doanh nghiệp lên đám mây đã không hề dễ dàng, chuyển đổi lên multi-cloud lại càng trở nên phức tạp hơn nữa. Bên cạnh những lợi ích rõ ràng thì cũng có những khó khăn của multi-cloud mà doanh nghiệp sẽ cần phải lưu ý. 

Đầu tiên, mỗi nhà cung cấp dịch vụ đều có những hệ thống portal và API để triển khai và quản trị tài nguyên cloud cũng như những dịch vụ khác. Đội ngũ IT doanh nghiệp sẽ sẽ mất nhiều thời gian, để tìm hiểu, triển khai và đưa vào vận hành ổn định. 

Thứ hai là vấn đề bảo mật, đây là vấn đề doanh nghiệp rất quan tâm khi dịch chuyển lên cloud. Với multi-cloud, khi có nhiều môi trường cloud khác nhau với nhiều tiêu chuẩn và khái niệm về bảo mật khác nhau. Nhiều môi trường đồng nghĩa rủi ro về bảo mật sẽ lớn hơn.

Cuối cùng là chuyên gia về điện toán đám mây. Mỗi nền tảng cloud sẽ có những yếu tố khác biệt về giải pháp, vận hành và quản trị, đòi hỏi đội ngũ chuyên gia cần có nhiều kinh nghiệm, kiến thức tốt về cloud và một chiến lược multi-cloud rõ ràng để xây dựng được lộ trình đúng đắn cho doanh nghiệp.

Qua tư vấn và đánh giá cho hàng trăm doanh nghiệp, FPT Smart Cloud nhận thấy một thực tế: nhiều doanh nghiệp đang triển khai multi-cloud một cách tự phát, chưa theo một chiến lược cụ thể nào. Điều này vô tình làm cho kiến trúc ứng dụng và dịch vụ của doanh nghiệp trở nên phức tạp, và khó kiểm soát về lâu dài. Một thực tế là nếu triển khai multi-cloud không đúng đắn và sáng suốt thì những lợi ích đem lại của multi-cloud sẽ không bù được những vấn đề mà nó mang đến cho doanh nghiệp.

Một trong các lưu ý đầu tiên là việc đánh giá tính tuân thủ về các chính sách bảo mật trên các môi trường cloud một cách nhất quán, ví dụ như ISO 27001, như PCI/DSS. Thứ hai là Kiến trúc hạ tầng dịch vụ ứng dụng của doanh nghiệp cần được xây dựng theo một bộ các tiêu chuẩn tận dụng được các đặc điểm chung của các nhà cung cấp dịch vụ cloud. Tiếp theo là việc tập trung hoá khả năng quản trị và giám sát. Các API để hỗ trợ xây dựng cơ chế quản trị tập trung, khả năng tự động hoá tốt các nhiệm vụ, sẽ giúp giảm thời gian triển khai, cấu hình, phát hiện nhanh các vấn đề và tối ưu hoá nguồn lực IT.

Cuối cùng là câu chuyện kết nối các multi-cloud, bản chất mỗi cloud provider là một thực thể độc lập, việc xây dựng một kiến trúc multi-cloud sẽ cần lưu ý một kiến trúc network đơn giản nhưng có khả năng mở rộng, tính ổn định vào kết nối đa dạng, điều đấy sẽ giúp tạo nên một hạ tầng multi-cloud vững chắc cho doanh nghiệp. 

FPT Cloud – đồng hành cùng doanh nghiệp trong hành trình chuyển đổi 

FPT Cloud định hướng là một nhà cung cấp dịch vụ multi-cloud, sở hữu một nền tảng cloud mạnh mẽ, đa dạng với dải sản phẩm trải dài từ IaaS, PaaS đến các dịch vụ AI để tăng cường hiệu suất cho doanh nghiệp. Nền tảng quản trị đồng nhất - FPT Unified Portal cùng các sản phẩm về bảo mật chủ động, tự động tính phí, quản lý chi phí và nền tảng hạ tầng, dịch vụ theo các tiêu chuẩn thế giới giúp giải quyết những thách thức cho khách hàng khi tiếp cận chiến lược multi-cloud. 

Bên cạnh đó, FPT Cloud là đối tác lớn của các nhà cung cấp Cloud lớn trên thế giới như Microsoft Azure, hay Google Cloud (GCP); tích hợp các công nghệ mới nhất trên thế giới phù hợp với những đặc thù của môi trường kinh doanh tại Việt Nam, hướng tới đưa doanh nghiệp Việt trở thành doanh nghiệp công nghệ, tăng tốc đổi mới sáng tạo, từ đó tạo ra bước nhảy vọt về năng suất lao động, trải nghiệm khách hàng, đáp ứng nhu cầu kinh doanh trong thời đại số.

Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về dịch vụ và có chiến lược chuyển đổi multi-cloud dành riêng cho doanh nghiệp.

 

FPT Telecom giành chiến thắng tại Giải thưởng IBA Stevie Award 2021 với thiết bị FPT Play Box S

(Techz.vn) Rạng sáng ngày 09/12 (theo giờ Việt Nam), tại Lễ công bố Giải thưởng Kinh doanh Quốc tế IBA - Stevie Awards 2021, FPT Telecom với thiết bị FPT Play Box S đã giành giải Vàng trong Hạng mục Sản phẩm mới và Quản lý sản phẩm - Lĩnh vực Phương tiện truyền thông và Giải trí.