Câu chuyện "Bán tủ lạnh ở Bắc Cực" và bài học từ TƯ DUY NGƯỢC: Phải luôn dấn thân vào những con đường tưởng chừng vô lý nhất
- Chuyện ông giám đốc cùng anh nông dân đi mua nhà và tư duy hoàn toàn khác biệt của 2 người: Đây là lý do có kẻ nghèo vẫn hoàn nghèo, mãi chẳng giàu lên nổi
- Người giàu muốn làm thật nhiều việc lớn, người nghèo nghĩ có quá nhiều việc lớn phải làm: 6 tư duy đúng đắn giúp bạn giàu có!
- “Tôi cho anh 20 tỷ nhưng cuối cùng anh vẫn nghèo”: Nghèo tư duy là cái nghèo bền vững nhất, không sớm thay đổi đừng bao giờ mơ mộng giàu sang
Bán tủ lạnh ở Bắc Cực có phải việc bất khả thi?
Giữa vùng đất chìm trong băng tuyết suốt 365 ngày mỗi năm, không biết đến nóng bức hay ấm áp là gì, liệu họ có cần tới một thiết bị làm lạnh nữa hay không?
Để trả lời câu hỏi này, một người đàn ông đã lặn lội tới tận Bắc cực, nơi người Eskimo sinh sống, để thử chào bán một chiếc tủ lạnh. Nhiều người, thậm chí cả những bạn bè thân thiết nhất của anh chàng này khi nghe chuyện đều cảm thấy nực cười và không ủng hộ. Họ cho rằng đây là một công việc bất khả thi không thể nào thực hiện được, thay vào đó, anh ta nên mang lò sưởi tới để xua tan sự băng giá cho người dân ở Bắc cực thì hơn.
Tuy vậy, người đàn ông vẫn kiên định với ý nghĩ của mình. Nhưng thay vì quảng cáo về công dụng làm lạnh của chiếc tủ lạnh đời mới, anh lại giới thiệu cho những người dân Eskimo tại đây về công dụng giữ thức ăn tươi mới mà không hề bị đóng băng trong cái giá rét của băng tuyết bao phủ khắp nơi. Thay vì phải chờ đợi một thời gian rất dài để làm tan băng từ thức ăn và nước uống, những người dân ở đây có thể tiết kiệm khoảng thời gian lãng phí và không sợ làm mất mùi vị của thức ăn nếu được sử dụng tủ lạnh để bảo quản. Chính vì vậy, cho dù có bán tủ lạnh tại Bắc cực đi nữa, anh vẫn có thể thành công với ý tưởng có phần ngược đời của mình.
Có thể thấy rằng, những cơ hội kinh doanh lớn nhất thường bắt nguồn từ những lối tư duy siêu thường và khác biệt nhất. Vì lẽ đó, chúng ta phải luôn dấn thân vào những con đường tưởng chừng như vô lý nhất để tìm ra những cơ hội độc đáo nhất mà chưa ai có thể khai thác được. Chính sự độc đáo đó sẽ làm nên thành công khác biệt cho bạn.
Câu chuyện cười ẩn chứa bài học thâm thúy của người Do Thái
Có một người đàn ông Do Thái ăn mặc vô cùng sang trọng với đôi giày da cao cấp và đồng hồ đắt tiền trên tay bước vào một ngân hàng lớn giữa thành phố. Ông lấy ra một tập chi phiếu trị giá 500 ngàn đô la Mỹ để làm tài sản thế chấp và hỏi ngân hàng: "Tôi có thể vay tiền được không?"
Nhân viên ngân hàng trả lời: "Không thành vấn đề thưa ngài. Ngài muốn vay bao nhiêu tiền ạ?
Người đàn ông đáp: "1 đô la."
Nhân viên hỏi lại: "Chỉ cần một đô thôi sao?"
Người đàn ông trả lời: "Đúng. Không được hay sao?"
Nhân viên: "Đương nhiên là được rồi thưa ngài. Lãi suất vay tiền một năm tại ngân hàng chúng tôi là 6% , sau một năm, ngày chỉ cần trả lại 1 đô la và 6% lãi suất, chúng tôi sẽ trao lại số cổ phiếu này cho ngài một cách hoàn chỉnh."
Người đàn ông: "Được, cảm ơn cô."
Nói xong, người Do Thái liền đứng lên đi ra ngoài. Một người đàn ông cũng đến gửi tiền tại ngân hàng tình cờ chứng kiến và tò mò đi theo.
Ông ta hiếu kỳ tiến lại hỏi: "Chào ông, không biết tôi có thể hỏi được không, nhưng tôi ở đây thêm 1 đô la nữa để làm gì?".
Người Do Thái cười trả lời: "À chuyện là thế này, trước khi đến ngân hàng, tôi đã tới rất nhiều kho bạc để hỏi phí giữ đồ và được thông báo số tiền thuê tủ bảo hiểm quá cao. Bởi vậy, tôi quyết định đem số cổ phiếu đó tới gửi theo một cách khác tại ngân hàng. Ông thấy không, mỗi năm tôi chỉ tốn có 6% của 1 đô la làm phí trông coi mà thôi."
Tuy đây chỉ là câu chuyện cười trong dân gian nhưng nó đã chứng tỏ được sự trí tuệ bên trong một lối tư duy khác biệt và trái ngược với số đông của người đàn ông. Thông thường, người ta muốn thế chấp một khoản nào đó để vay được càng nhiều càng tốt nhưng người đàn ông này lại lợi dụng mức lãi suất thấp khi vay tiền để coi nói như chi phí trông coi mà ông phải chi ra khi nhờ ngân hàng giữ hộ tài sản của mình. Nhờ có cách làm thông minh này, ông đã đẩy mức chi phí mình phải trả xuống thấp nhất có thể mà vẫn đảm bảo một phần mục đích đề ra được hoàn thành.
Có thể thấy rằng, tư duy ngược là cách thức suy nghĩ mạo hiểm nhưng cũng đầy lợi ích, mang tới hiệu quả mạnh mẽ nếu biết tận dụng. Thay vì thực hiện theo phương hướng thông thường, hãy nghĩ và sáng tạo ra một con đường hoàn toàn khác để giảm thiểu khó khăn và chi phí xuống mức thấp nhất mà vẫn đảm bảo lợi ích mình sẽ đạt được. Đây chính là một kỹ năng hiếm có mà hầu hết các nhà tư tưởng lớn và những doanh nhân thành đạt đều biết cách sử dụng như một lợi thế trong kinh doanh.
Theo: Trí Thức Trẻ
“Tôi cho anh 20 tỷ nhưng cuối cùng anh vẫn nghèo”: Nghèo tư duy là cái nghèo bền vững nhất, không sớm thay đổi đừng bao giờ mơ mộng giàu sang
(Techz.vn) Điều duy nhất trên thế giới "không làm vẫn có" đó chính là nghèo đói. Nếu bạn thấy mình đang mắc kẹt vào hố sâu của "suy nghĩ nghèo nàn", thì bạn phải đứng dậy và bước về phía trước đi. Làm ơn, hãy hành động trước khi quá muộn.