Xe A-Z

Đoạn đường dài 100 km nhưng có tới 4 trạm thu phí BOT

Đoạn đường dài 100 km nhưng có tới 4 trạm thu phí BOT

Nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của người dân và các phương tiện vận tải, trong 5 năm qua cả nước đã xây dựng thêm 700 km đường cao tốc. Đây cũng là một điều đáng mừng cho ngành giao thông vận tải nước ta. Các tuyến đường này giúp các phương tiện thuận lợi và tiết kiệm thời gian hơn khi di chuyển.

Tuy nhiên, một thực tế bất cập hiện nay khiến người dân vô cùng bức xúc là các trạm thu phí mọc lên ngày càng “dày đặc”. Điển hình là đoạn đường Hà Nội - Thái Bình qua cầu Tân Đệ chỉ dài 100 km nhưng có tới 4 trạm thu phí. Trong khi đó, quy định của sở Giao thông vận tải cũng như các cơ quan ban ngành là khoảng cách giữa các trạm thu phí tối thiểu 70 km/trạm.

Ví dụ: trạm thu phí số 1 và số 2 trên đường quốc lộ 5. Theo quy định, hai trạm này phải được giải thể từ năm 2013. Nhưng tới nay, cả 2 trạm này đều đang hoạt động bình thường. Hay trạm Bắc Thăng Long – Hà Nội, Long Xuyên – Cần Thơ cũng xảy ra tình trạng tương tự.

Bên cạnh đó, việc thu phí bằng tiền mặt tại các trạm BOT vẫn thiếu minh bạch và tình trạng ùn tắc giao thông đang là một vấn đề “nhức nhối”. Nếu như không thu phí thì công ty xây dựng “tiếc”, mà thu phí thì lại xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông. Điều này thể hiện rõ nhất tại khu vực trạm thu phí BOT đoạn đường Pháp Vân – Cầu Giẽ.

Do đó, phương án thu phí không dừng được coi biện pháp hữu hiệu nhất. Việc thu phí các phương tiện thông qua tài khoản ngân hàng và thẻ E-Tag vừa minh bạch tài chính, đồng thời giúp giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông.

Trao đổi về vấn đề này, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam – ông Nguyễn Văn Thanh cho biết: cần phải công khai minh bạch tên chủ đầu tư, đoạn đường đầu tư, mức đầu tư sau kiểm toán và lộ trình thu phí là bao nhiêu năm tại các trạm BOT để người dân nắm rõ.

Đối với các đoạn đường xuống cấp cần có biện pháp dừng thu phí bao nhiêu ngày, thậm chí tước quyền thu phí nếu chủ đầu tư không bảo trì đúng quy định. Đặc biệt, phải có biện pháp xử lý nghiêm minh các trạm thu phí không tuân thủ theo sự chỉ đạo của Nhà nước về việc tăng phí.

Chẳng hạn, Nhà nước không cho tăng phí BOT nhưng trạm Mỹ Lộc vẫn tự ý tăng. Ông Thanh bức xúc: “Phó Thủ tướng vừa tuyên bố không tăng phí BOT trong thời gian này, thế mà trạm Mỹ Lộc vẫn cứ tăng, đây gọi là trên bảo dưới không nghe. Chúng tôi chia sẻ với nhà đầu tư nhưng chúng tôi cũng đang chịu bảng giá phí cao khiến cước vận tải tăng. Trong khi giá cước xăng dầu cũng tăng theo. Khi giá xăng dầu giảm, người dân nói chúng tôi móc túi người tiêu dùng nhưng giá BOT vẫn cao thế thì giảm làm sao”.

Ông Thanh kiến nghị, việc khắc phục tình trạng bất cập trên không khí nên các cơ quan ban ngành nhanh chóng khắc phục càng sớm càng tốt.

Tham khảo: Tri Thức Trẻ

 

Sẽ giảm phí BOT cho xe cỡ lớn trong thời gian tới?

(Techz.vn) Thứ trưởng bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết, Bộ sẽ từ chối mọi đề xuất xin tăng phí BOT trong năm nay và đang kiến nghị Bộ Tài chính giảm 10% phí cho các xe cỡ lớn.