‘Vua mía đường’ mạnh tay tái cơ cấu sản xuất
Ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch Tập đoàn Thành Thành Công (TTC), cho biết quyết định tạm dừng hoạt động nhà máy Đường Nước Trong để chuyển sang sản xuất đường organic thay cho đường tinh luyện là một bước lùi để tiến của TTC trong khi ngành mía đường đang giữa muôn trùng vây.
Vùng nguyên liệu manh mún, không thể áp dụng kỹ thuật khoa học tiên tiến trên cánh đồng mẫu lớn, nguồn nhân lực không ổn định, giá điện tăng cùng nhiều tác động khác do đường nhập lậu, đường bẩn,... khiến sản xuất đường trong nước ngày càng khó khăn, nhiều nhà máy đường có nguy cơ phải đóng cửa.
'Vua mía đường' TTC Sugar hôm nay cũng phải quyết định tạm dừng hoạt động sản xuất của nhà máy đường Nước Trong để chuyển sang sản xuất đường organic thay cho đường tinh luyện.
“Vua cá” Dương Ngọc Minh bán đứt công ty sau cú sốc
Ông Dương Ngọc Minh - Chủ tịch HVG từng cho biết đã chuẩn bị rất kỹ cho hồ sơ và thuế đợt POR14 vừa rồi, gồm nhiều luật sư, công ty chuyên phân tích số liệu, tổng vốn bỏ ra tới 2 triệu USD. Thế nhưng, những hi vọng của Hùng Vương tại thị trường Mỹ trong đợt rà soát này đã bị dập tắt.
Trong một động thái gần đây, HĐQT Hùng Vương đã thống nhất thoái toàn bộ vốn khỏi Công ty CP Hùng Vương Sông Đốc. Khối lượng thoái vốn là 31,13 triệu cổ phiếu, chiếm tỷ lệ sở hữu 51%. Có vẻ như “vua cá” vẫn đang tiếp tục đẩy nhanh tốc độ tái cơ cấu nhằm đưa công ty trở lại đường đua.
Hồi năm ngoái, công ty này đã thực hiện giải thể và bán đất tại Địa ốc An Lạc, chuyển nhượng cổ phần tài Thực phẩm Sao Ta, Thức ăn chăn nuôi Việt Thắng, bán Kho lạnh 2 Tân Tạo…
Vốn chủ sở hữu Hùng Vương vào mức 2.197 tỷ, lỗ lũy kế hơn 398 tỷ đồng. Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu HVG sau giai đoạn bứt phá hồi đầu năm, từ 5.000 lên 8.000 đồng đã giảm không phanh trong 1 tháng trở lại đây xuống 4.000 đồng sau "cú sốc" áp thuế chống bán phá giá theo quyết định của POR14.
Chủ tịch Yeah1: "41 năm cuộc đời tôi cũng chưa bao giờ có nhiều biến cố như hôm nay"
Chủ tịch Nguyễn Ảnh Nhượng Tống cho biết thực tế đã chuẩn bị rất nhiều bài mở đầu với cổ đông hôm nay. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh bây giờ ông Tống cho rằng nên để Yeah1 qua một bên, và cổ đông ngồi lại nói chuyện với nhau trước khi vào ĐHĐCĐ hôm nay.
"Cá nhân tôi cũng là một cổ đông lớn đồng thời là nhà sáng lập Yeah1. Yeah1 mới niêm yết khoản tháng 6/2018, thời gian không dài và cũng đạt được nhiều mốc lịch sử. Trên thị trường, mới niêm yết thì giá YEG rất cao 300.000 đồng/cp, có lúc lên đến 343.000 đồng/cp, thiết lập kỷ lục.
Suốt thời gian trên thị trường, Yeah1 đã chịu áp lực rất nhiều về ý kiến về truyền thông, Yeah1 tại sao có giá cao như thế, và cũng đã có rất nhiều buổi phân tích, chia sẻ diễn ra. Rồi sự cố với Youtube, thực sự 41 năm cuộc đời tôi cũng chưa bao giờ trải qua nhiều biến cố như khi Yeah1 niêm yết như thế", ông Tống phân trần.
An Quý Hưng thất bại với kế hoạch huy động 5.300 tỷ đồng
Công ty TNHH An Quý Hưng và công ty con Công ty TNHH An Quý Hưng Land, các cổ đông lớn của Vinaconex, mới đây công bố thông tin kết quả phát hành trái phiếu riêng lẻ của hai doanh nghiệp này.
Tính theo giá thị trường, giá trị tài sản đảm bảo trị giá gần 7.000 tỷ đồng, cao hơn 32% so với quy mô vốn mà nhóm An Quý Hưng dự kiện huy động.
Mặc dù lãi suất cao và tài sản bảo đảm giá trị lớn, các trái phiếu của An Quý Hưng và An Quý Hưng Land không thu hút được nhà đầu tư nào quan tâm đặt mua trong đợt này.
Hai công ty không công bố rộng rãi thông tin về đợt phát hành trái phiếu, trong đó có mục đích sử dụng vốn của đợt phát hành. Tuy vậy, để thâu tóm Vinaconex cuối năm ngoái An Quý Hưng đã chi ra số tiền lớn hơn nhiều so với quy mô tài sản của công ty từ các bên thứ 3. Do đó, đợt huy động vốn trái phiếu trên được cho là liên quan đến thương vụ thâu tóm Vinaconex năm ngoái.
Vợ Chủ tịch HĐQT muốn bán cổ phiếu
Ông Trần Kinh Doanh, Tổng giám đốc CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động đăng ký mua 500.000 cổ phiếu từ ngày 15/5 đến 13/6. Nếu thành công, ông Doanh nắm hơn 3,6 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 0,82%.
Cùng thời gian trên, bà Phan Thị Thu Hiền, vợ Chủ tịch HĐQT Nguyễn Đức Tài, đăng ký bán 480.000 cổ phiếu. Dự kiến sau giao dịch bà Hiền còn hơn 2,45 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 0,55%. Ông Tài đang sở hữu 11,5 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 2,58%.
Giá cổ phiếu MWG hiện giao dịch khoảng 84.100 đồng/cp, tăng nhẹ 3% trong một tháng gần nhất. Ngày 24/5, MWG sẽ chốt quyền cổ tức bằng tiền, tỷ lệ 15% cho cổ đông.
Quý đầu năm, doanh thu và lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt lần lượt 25.017 tỷ đồng và 1.041 tỷ đồng, tăng 10% và 29% so với cùng kỳ.
Trần Việt Hùng: Nhiều công ty khởi nghiệp chỉ nhanh chóng "exit"
Lợi thế: nguồn nhân lực trẻ, đội ngũ kỹ sư có nhiều tiềm năng nếu được đào tạo tốt; Chi phí rẻ so với mặt bằng chung của khu vực; Nhiều người Việt đang làm việc ở các tập đoàn công nghệ lớn và sẵn sàng về Việt Nam khởi nghiệp
Điểm yếu: Thiếu đội ngũ lãnh đạo công nghệ kỳ cựu với kinh nghiệm thị trường toàn cầu; Đội ngũ Quản lý sản phẩm hầu như chưa có; Đội ngũ thiết kế sản phẩm phù hợp với người dùng ở nhiều thị trường bên ngoài Việt nam chưa có nhiều; chưa có đội ngũ kỹ sư phần mềm với khối kiến thức nền vững chắc; Quá nhiều kỹ sư làm gia công phần mềm thay vì sản phẩm; chưa sử dung được tiếng Anh thành thạo.
Về mối đe doạ: công ty khởi nghiệp trong khu vực phát triển nhanh và chiếm hết thị phần & nhân tài hay nhiều công ty khởi nghiệp chỉ nhanh chóng tìm cách "exit" thay vì tạo ra giá trị có thể làm giảm niềm tin từ các quỹ đầu tư mạo hiểm
Khám xét Nhật Cường Mobile
Giám đốc của công ty Nhật Cường là Bùi Quang Huy (sinh năm 1974). Ông Huy sở hữu 90% vốn của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường. Ông Huy nổi lên như một doanh nhân giàu có, có thú vui với siêu xe và đang sở hữu bộ sưu tập nhiều xe sang. Tuy vậy, ông Huy là người kín tiếng và hầu như không xuất hiện trên truyền thông. Và kể từ vụ khám xét cửa hàng Nhật Cường Mobile vẫn im tiếng chưa xuất hiện.
Gia đình ông Huy còn sở hữu căn nhà rộng tới 700m2 tại Golden Westlake vị trí đắc địa thuộc quận Tây Hồ (Hà Nội). Công an cũng đã thực hiện khám xét địa chỉ trên.
Ngoài Nhật Cường Mobile, ông Huy còn có mối liên hệ đặc biệt với Công ty TNHH Giải pháp phần mềm Nhật Cường.
Tháng 4/2018, ông Huy cũng từng là Tổng giám đốc và người đại diện pháp luật của Nhật Cường software thay cho ông Võ Minh Hiếu.
Theo: Vietnamnet - Tổng hợp
Nhật Cường Mobile và bức tranh thị trường bán lẻ di động Việt Nam
(Techz.vn) Tại Việt Nam, Nhật Cường và một số đại lý được xếp vào nhóm cấp 2 - vừa kinh doanh hàng chính hãng vừa bán máy xách tay.