Giáo sư tài chính hỏi sinh viên: "Nếu là tiều phu, các cậu sẽ chặt cây nào?", ai cũng nhao nhao trả lời chỉ duy nhất 1 sinh viên đứng lên hỏi lại, đây chính là câu hỏi cần nhất để rèn bản lĩnh
- Người thành công thì thường dậy sớm, nhưng bạn dậy sớm thì chưa chắc đã thành công: Giờ giấc chỉ là thứ yếu, vấn đề nằm ở khung giờ “vàng” này!
- Samsung đặc biệt thành công với dòng Galaxy A trong năm 2019
- Thành công chỉ cần 1% thông minh, còn 99% chăm chỉ: Chuyện du học của Shark Linh trên đất Mỹ là minh chứng rõ nhất cho điều này
Một ngày nọ, vị giáo sư già bước vào lớp học như thường lệ, những sinh viên đang tụ tập thành từng nhóm trò chuyện xôn xao cũng bắt đầu trở về ổn định lại chỗ ngồi. Tuy nhiên, khác với thường ngày, tiết học không bắt đầu bằng những bài phân tích tài chính, vị giáo sư cũng không mở sách giáo trình mà nghiêm túc quay sang nhìn các sinh viên dưới lớp rồi đặt câu hỏi: "Nếu các cậu là một người tiều phu đang lên núi để chặt cây, đúng lúc trên núi có hai cái cây ngay bên cạnh nhau, một cây to, một cây còi, các cậu sẽ chặt gốc cây nào?"
Vừa nghe câu hỏi như vậy, các sinh viên còn không hiểu đầu cua tai nheo gì nhưng vẫn không ít người nhanh mồm nhanh miệng trả lời: "Tất nhiên phải chọn cây to để chặt mang về chứ ạ."
Vị giáo sư già mỉm cười và nói: "Vậy nếu cây to chỉ là một cây dương bình thường, nhưng cây còi lại là giống thông đỏ, các cậu sẽ lựa chọn thế nào?"
Do cây thông đỏ là loài thực vật vô cùng quý hiếm, đem lại nhiều công dụng giá trị, gỗ thông đỏ thậm chí còn bán được với giá gần trăm triệu đồng mỗi khối vì sở hữu mùi thơm rất sang và quý, các sinh viên lập tức thay đổi câu trả lời: "Vậy chắc chắn phải chặt cây thông đỏ rồi, gỗ dương chẳng đáng mấy đồng khi so với gỗ thông đỏ cả."
Vị giáo sư già vẫn nhìn các sinh viên với một nụ cười không hề thay đổi và hỏi tiếp: "Nhưng nếu cây dương vừa to vừa thẳng, còn cây thông đỏ vừa vẹo vọ vừa sần sùi, sâu đục chi chít thì sao?"
Lúc này, tất cả các sinh viên đều cảm thấy hơi bối rối, khó có thể đưa ra một lựa chọn thống nhất. Sau một hồi thảo luận kịch liệt, cuối cùng, họ mới trả lời: "Nếu đặt trong trường hợp như vậy thì đành chọn cây dương thôi. Gỗ thông đỏ đắt đến mấy mà bị sâu đục xấu xí, cong vẹo sần sùi thì cũng chẳng có ai mua, coi như đánh mất giá trị vốn có rồi."
Nụ cười của vị giáo sư lại càng trở nên khó hiểu, cả lớp đều đoán ông sẽ đưa ra thêm điều kiện nào đó. Y như rằng, vừa nghe hết câu trả lời, ông lại tiếp tục: "Cây dương mặc dù thẳng tắp, to đẹp, nhưng vì già nua nên đa phần bên trong thân cây đã mục rỗng rồi thì sao, các cậu còn muốn chặt nó nữa không?"
Mặc dù tất cả sinh viên trong lớp học tài chính ngày càng không hiểu ý giáo sư muốn gì nhưng họ vẫn tiếp tục tiến hành thảo luận sôi nổi vì đề tài thú vị này: "Hay là cứ chọn cây thông đỏ đi, cây dương đã chẳng quý hiếm rồi mà lại còn mục rỗng nữa thì chặt về làm gì?"
Giáo sư không ngừng thách thức thêm: "Cây thông đỏ đúng là không mục, nhưng nó vừa cứng vừa khô, vặn xoắn vào nhau, muốn chặt bằng sức một người là rất khó thì sao?"
Sinh viên lại thay đổi: "Làm việc phải lượng sức, chọn chặt cây dương đi cho dễ dàng."
Giáo sư vẫn chưa dừng lại: "Nhưng trên cây dương lại có rất nhiều tổ chim cư ngụ, mỗi tổ lại có mấy con chim non đang trốn trong đó, các cậu có nỡ chặt hay không?"
Đến lúc này, cuối cùng cũng có một người cảm thấy bất thường và đứng dậy cất tiếng hỏi: "Giáo sư, rốt cuộc thầy muốn nói lên điều gì ạ, tại sao thầy không ngừng thay đổi điều kiện như vậy?".
Lúc này, vị giáo sư già mới thôi cười, ông nghiêm túc nói: "Vậy tại sao cả lớp không có một ai hỏi rằng: Mục đích chúng ta chặt cây là để làm gì? Các trò phải nhớ, cho dù điều kiện ngoại cảnh thay đổi ra sao, giá trị xung quanh biến hóa thế nào thì điều duy nhất không thay đổi chính là mục tiêu ban đầu của mỗi người. Nếu chúng ta muốn lấy củi, vậy thì chặt cây dương. Nếu chúng ta cần làm đồ thủ công mỹ nghệ, chúng ta chọn gỗ thông đỏ. Và tất nhiên, dù làm gì với mục tiêu nào, điều đầu tiên phải làm vẫn là cầm rìu lên, mài cho thật sắc rồi lập tức bắt tay hành động. Đừng mãi chần chờ vì lý do này kia, để rồi có kẻ khác nhanh tay chặt mất."
Vừa nghe xong, cả lớp bỗng chốc giật mình hiểu ra. Mặc dù giáo sư không cần mở sách giáo khoa, không cần phân tích giảng giải sâu xa điều gì, ông vẫn đem tới một bài học trí tuệ đơn giản mà vô cùng sâu sắc rằng: Cho dù đi học hay đi làm, cho dù lựa chọn ngành nghề gì đi nữa, chỉ cần có một mục tiêu cố định trước mắt thì chúng ta mới có thể tránh khỏi những cám dỗ, mê hoặc bên ngoài.
Chỉ khi xác định mục tiêu rõ ràng, chúng ta mới có thể dũng cảm không ngừng tiến về phía trước, chẳng còn lạc đường vì những ngã rẽ ngược xuôi.
Theo:Trí Thức Trẻ
Cứ ngỡ giàu có ắt sẽ hạnh phúc, sau nhiều năm làm việc “quần quật” tôi mới vỡ ra chân lý: Thành công chỉ thực sự đến với người đạt đủ tiêu chí này mà thôi!
(Techz.vn) Thành công không tự động mang lại cho ta hạnh phúc, hạnh phúc là cách mà chúng ta cảm nhận trên bước đường tìm kiếm thành công.