Giảm tốc độ
Việc đầu tiên bạn cần làm là giảm tốc độ. Vì đường ướt sẽ làm giảm độ bám của bánh xe xuống mặt đường, do đó xe dễ bị trơn trượt, mất lái. Hơn nữa, khi chạy xe với tốc độ cao sẽ rất nguy hiểm do nước có thể xộc thẳng vào họng hút động cơ hoặc cột nước bao trùm cả xe.
Hãy di chuyển sang hướng đường khác khi có thể
Nếu đoạn đường quá ngập hoặc bạn không chắc chắn về mức ngập nước của đoạn đường phía trước, tốt nhất hãy di chuyển theo hướng khác. Có thể đi đường vòng xa hơn nhưng nếu đoạn đường đó không ngập nước thì sẽ vẫn an toàn. Bởi khi đi vào vùng đường quá ngập sâu xe dễ bị chết máy, hư hỏng động cơ thậm chí nước sẽ tràn cả vào bên trong xe.
Chú ý tới lọc gió động cơ
Khi buộc phải đi qua vùng ngập nước, hãy tháo lọc gió động cơ để lấy gió trực tiếp từ khoang động cơ vào, vì đây là vị trí cao nhất. Không nên lấy gió qua đường khí nạp theo xe vì đây là vị trí thấp hơn. Sau khi qua khỏi đoạn đường ngập, bạn có thể lắp lại lọc gió động cơ.
Nếu đường ngập ít, có thể “băng” qua
Nếu đoạn đường phía trước nước ngập khoảng 25 cm mà không có xe ngược chiều, hay phải vượt xe khác đồng thời độ an toàn cao bạn có thể vượt qua. Nếu đi tới nửa đường bạn gặp phương tiện khác, hãy giảm ga từ từ để sóng nước không bị dâng cao.
Khi điều khiển xe số sàn vào vùng ngập, hãy đi số 1 hoặc số 2. Ngược lại, nếu là xe số tự động hãy kéo về nấc D1 D2. Ngoài ra, bạn cũng chú ý giữ chân ga ổn định ở mức trên dưới 1/2 mức ga khi đi qua vùng lụt. Tùy từng dòng xe khác nhau mà bạn có thể để vòng tua ở mức khoảng 2.000 – 3.000 vòng/phút.
Sau khi vượt qua đoạn đường ngập nước, nếu xe xuất hiện triệu chứng máy lịm đi hoặc nổ không “tròn” hay nhanh chóng di chuyển xe lên vỉa hè. Tiếp đó, hãy về số mo (số 0 hoặc N), vẩy ga vài lần để xe có thể nổ đều lại.
Khi xe chết máy
Trong trường hợp chẳng may xe bị chết máy, đừng cố khởi động lại. Bởi việc khởi động lại sẽ càng làm xe hư hỏng nặng thêm. Tốt nhất bạn nên gọi cứu hộ bởi hiện tượng Thủy kích có thể làm cong, gãy tay biên thậm chí vỡ lốc máy.
Tổng hợp