Xe côn tay khác với xe côn tự động là hệ thống ly hợp được điều khiển bởi tay côn do người lái bóp và nhả. Tay côn được đặt phía bên trái, cùng với vị trí phanh sau trên những chiếc xe tay ga. Để có thể chuyển động được, người lái xe phải nhả côn từ từ cho tới khi má côn bám vào thành lý hợp, tạo ra lực ma sát khiến hộp số chuyển động và xe tiến về phía trước.
Khi lái xe côn tay, chúng ta cần nắm hai nguyên tắc quan trọng: một là bóp côn nhanh và nhả ra từ từ, hai là tốc độ nào thì đi số ấy. Để có thể làm chủ được chiếc xe thực sự trên mọi loại địa hình chúng ta cần tập luyện thật nhiều.
1. Khởi động
Nên khởi động xe từ từ với chế độ ga nhỏ.
Thông thường, khi xe để nguội vài giờ lượng nhớt trong máy sẽ chảy xuống phía bình dưới chứa. Vì vậy, lúc mới khởi động xe, chúng ta nên khởi động xe ở chế độ ga nhỏ vài phút cho nhớt được chảy đều lên các chi tiết trong hệ thống rồi mới tăng ga. Điều này sẽ giúp các chi tiết trong hệ thống động cơ được bôi trơn cho xe mát máy và chạy êm hơn.
Một mẹo nhỏ cho bạn khi sử dụng xe côn tay là nếu máy nguội không có ga-răng-ti điều đó cho thấy máy đang thiếu xăng. Nếu bạn đóng vít gió thêm 1 chút theo nguyên tắc gió nhiều (mở ốc gió) thì xăng ít, ngược lại nếu gió ít (đóng ốc gió) thì xăng sẽ vào nhiều hơn.
2. Thao tác bóp côn
Bạn bóp tay côn một cách dứt khoát.
Nguyên tắc đầu tiên là phải bóp tay côn một cách dứt khoát, khi nhả côn thì nhả từ từ và đều tay. Có 2 lỗi mà những người mới nhập môn hay mắc phải lúc chuyển số trên xe côn tay là khi nhả côn quá nhanh xe bị giật, bị bốc đầu gây mất kiểm soát. Nếu như nhả côn tay quá chậm xe sẽ bị mất đà hoặc chết máy.
Thực hiện nhả côn từ từ.
Trước khi nổ máy, hãy trả về số 0. Sau khi đã nổ máy bạn bóp hết côn và dậm cần số về phía trước để vào số 1. Nhả tay côn từ từ, cho tới khi xe có cảm giác hơi chồm về phía trước bạn mới nhích nhẹ ga và xuất phát. Lúc nhả tay côn cần giữ galtanly hơi cao.
3. Thao tác cần số
Chạy số và tốc độ tương ứng với nhau.
Khác với xe sử dụng côn số tự động, khi điều khiển xe côn tay người lái cần phải chạy tốc độ phù hợp với số. Tức là chạy số nhỏ thì tốc độ chậm, số lớn tốc độ càng nhanh. Nếu chạy với tốc độ cao mà sử dụng số nhỏ xe sẽ bị ghì máy, hoặc chạy tốc độ chậm mà số lớn sẽ dẫn tới giật máy, chết máy.
Các cấp số tương ứng với mức tốc độ
0 – 10 km/h chạy với số 1
10 – 30 km/h chạy với số 2
30 – 50 km/h chạy với số 3
50 – 80 km/h chạy với số 4
Trên 80 km/h chạy số 5 hoặc số 6.
4. Thao tác sang số
Thao tác vào số và trả số theo nguyên tắc.
Xe côn tay được thiết kế với hộp số vuông nên khi điều khiển xe cần phải thực hành nhiều về kỹ năng mới có thể nhuần nhuyễn và làm chủ được chiếc xe. Đa số xe côn tay đều có 4 số và chỉ có cần đạp mà không có cần lùi.
Cách vào số
Trước khi vào số nên nẹp pô (vê ga) vài lần, việc làm này có tác dụng cho xăng vào đủ ở bộ chế hòa khí. Khi đó nhiên liệu dễ nạp vào buồng đốt làm xe khởi động được tốt hơn.
Từ số 0 đạp mạnh về phía trước là số 1
Từ số 0 móc mạnh về phía sau là số 2
Từ số 1 móc nhẹ về phía sau là số 0
Từ số 1 móc mạnh về phía sau là số 2
Từ số 2 móc mạnh về phía sau là số 3
Từ số 3 móc mạnh về phía sau là số 4
Từ số 4 cho dù có móc mạnh về phía sau vẫn là số 4.
Cách trả số
Từ số 4 đạp mạnh về phía trước là số 3
Từ số 3 đạp mạnh về trước là số 2
Từ số 2 đạp nhẹ về trước là số 0
Từ số 2 đạp mạnh về phía trước là số 1
Từ số 1 đạp mạnh về phía trước cũng vẫn là số 1
5. Một số lưu ý khi mới làm quen với xe côn tay
Nên chọn loại xe phù hợp khi mới làm quen.
Thông thường xe côn tay đời cũ khó chạy hơn xe côn tay đời mới vì xe đời cũ dễ bị chết máy. Hơn nữa với những ai mới làm quen với loại xe này, đặc biệt là bạn gái thì nên sử dụng dòng xe phân khối nhỏ. Tới khi thực sự nhuần nhuyễn thì mới thử sức với dòng xe phân khối lớn.
Ưu điểm của xe côn tay
Xe côn tay cho cảm giác lái rất phấn khích.
Tiết kiệm nhiên liệu
Đề-pa tăng tốc nhanh
Vào số nhẹ, trả số nhanh
Không sợ bị chết máy khi lội nước
Thích hợp khi di chuyển trên đường trường.
Tổng hợp