Bảng xếp hạng quốc gia hạnh phúc nhất thế giới: Việt Nam bất ngờ vượt qua Bhutan
Theo bảng xếp hạng chỉ số hạnh phúc (HPI) mới nhất của Tổ chức nghiên cứu kinh tế xã hội New Economics Foundation (NEF) thì Việt Nam trở thành nước có chỉ số hạnh phúc thứ 5 thế giới và số 2 châu Á Thái Bình Dương. Với thứ hạng này Việt Nam đã vượt qua Bhutan trở thành quốc gia hạnh phúc bậc nhất châu Á.
Trước đây, Bhutan là quốc gia luôn được mệnh danh là hạnh phúc nhất thế giới. Tuy nhiên, trong bảng xếp hạng thì Bhutan chỉ đứng ở vị trí số 56. Bhutan nổi tiếng với với triệu dân sống yên ả thanh bình với khung cảnh thiên nhiên kiều diễm dưới chân nóc nhà thế giới Hymalaya. Bhutan có Bộ chăm lo sự Hạnh phúc của dân và được vinh danh là: “Vương quốc hạnh phúc nhất thế giới”. Đây cũng là quốc gia duy nhất không phát thải khí nhà kính hoặc “phát thải với con số âm”. Bhutan có ít nhất 72% diện tích lãnh thổ vẫn đang là rừng nguyên sinh.
Thống kê mới nhất cho thấy nước có chỉ số HPI cao nhất là Casta Rica (44,7) xếp thứ nhất trong số 140 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Đứng đầu bảng xếp hạng là quốc gia Costa Rica với chỉ số HPI cao nhất 44,7. Tiếp theo là Mexico (40,7), Columbia (40,7) Vanuatu (40,6) và Việt Nam (40,3).
Theo đánh giá của NEF, Việt Nam là một quốc gia có Dấu chân sinh thái thấp, GDP bình quân đầu người cũng thấp hơn so với nhiều quốc gia khác trong khu vực. Tuy nhiên Việt Nam lại có chỉ số hạnh phúc cao. Đặc biệt, Việt Nam là một trong ba quốc gia duy nhất thuộc top 10 bảng xếp hạng có chỉ số Dấu chân sinh thái vừa đủ để môi trường có thể tái sinh kịp với nhu cầu khai thác của con người.
Mặc dù chỉ số thịnh vượng của Việt Nam thấp hơn nhiều so với những quốc gia trong top 10 nước hạnh phúc nhất thế giới nhưng vẫn cao hơn các nền kinh tế như Hong Kong. Kết quả này khá bất ngờ cho Việt Nam.
Về tuổi thọ của người Việt Nam cũng được cải thiện rõ rệt, nhất là khi chính phủ Việt Nam khống chế tốt đại dịch Covid-19. Điều này minh chứng rõ nét là cả Việt Nam lẫn Gambia đều có GDP bình quân đầu người bằng nhau nhưng người Việt lại sống thọ hơn bình quân 17 năm với Gambia.
Dấu chân sinh thái (Ecological Footprint) là một thuật ngữ mới được sử dụng vào những năm 1990 bởi các nhà khoa học William E.Rees và Mathis Wackernagel thuộc trường Đại học British Columbia. Theo đó, dấu chân sinh thái là một thước đo nhu cầu về các diện tích đất, nước có khả năng cho năng suất sinh học cần thiết để cung cấp thực phẩm, gỗ cho con người, bề mặt xây dựng cơ sở hạ tầng, diện tích hấp thụ cacbon điôxít, khả năng chứa đựng và đồng hoá chất thải.
Đàm Vĩnh Hưng hạnh phúc báo tin vui sau ngày dài chờ đợi, đồng nghiệp và fan đồng loạt chúc mừng
(Techz.vn) – Chia sẻ trên trang cá nhân, Đàm Vĩnh Hưng hạnh phúc thông báo tin vui khiến cộng đồng mạng chú ý. Mọi người nô nức gửi lời chúc mừng đến nam ca sĩ.