Shopee, phimmoi, chợ Đồng Xuân và Bến Thành bị Mỹ cáo buộc bán hàng giả quy mô lớn
Ngày 14/1 Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ đã công bố báo cáo “Các chợ phi pháp mua bán các sản phẩm giả mạo sở hữu trí tuệ và đánh cắp bản quyền năm 2020”. Theo báo cáo này, rất nhiều khu chợ trên thế giới cả online và offline đã có hành vi vi phạm bản quyền nghiêm trọng, từ hàng hoá hữu hình như quần áo, trang sức, đến phim ảnh, âm nhạc. Trong đó có 3 tên miền ở Việt Nam cùng hai chợ lớn là Đồng Xuân và Bến Thành.
Tài liệu này cũng cho biết các đơn vị nắm bản quyền phản ánh tình trạng hàng giả được bán trên nền tảng thương mại điện tử của Shopee Đông Nam Á, trong đó có tên miền ở Việt Nam. Nhà chức trách Mỹ cũng cáo buộc không có thủ tục điều tra với bên bán hàng thứ ba. Đối với các cá nhân, tổ chức bị phát hiện vi phạm, Shopee không có công cụ ngăn chặn những đối tượng này đăng ký một tài khoản khác để tiếp tục bán hàng trên nền tảng.
Chợ Đồng Xuân cũng có hành vi vi phạm, cụ thể như sau: “Hàng hoá làm giả ở chợ Đồng Xuân thường là quần áo, giày dép, phụ kiện và mỹ phẩm. Vì thu nhập cải thiện dẫn tới thay đổi trong thói quen mua sắm, ngày càng ít người địa phương tới đây mua hàng nhái. Tuy nhiên, tình trạng buôn bán sản phẩm giả mạo sở hữu trí tuệ vẫn là một vấn đề nghiêm trọng ở khu chợ này – một phần do quy mô của nó quá lớn”.
Còn đối với chợ Bến Thành, Mỹ nhận định như sau: “Khu chợ này cung cấp nhiều loại hàng hoá, từ thực phẩm, đồ lưu niệm sản xuất tại địa phương đến quần áo, giày dép, phụ kiện và mỹ phẩm; phần lớn trong số đó là hàng giả. Năm 2020, cơ quan chức năng đã kiểm tra đột kích và thu giữ 1.276 sản phẩm, tổng giá trị khoảng 5.000 USD. Tuy nhiên những nỗ lực này không đủ để chấm dứt tình trạng các nhà bán hàng vi phạm bản quyền và họ vẫn tỏ ra không nao núng”.
Các website là phimmoi (từng đặt máy chủ ở Việt Nam) và phimmoizz, bị Mỹ cáo buộc đăng tải trái phép hàng nghìn bộ phim và chương trình truyền hình. Tài liệu này cho biết: “Tên miền phimmoi đã bị chặn. Sau đó, phần lớn truy cập chuyển sang phimmoizz – được cho là do cùng chủ sở hữu vận hành. Trang web mới tiếp tục là một trong những website phổ biến nhất ở Việt Nam”.
Apple có thể mất 1,4 tỷ USD tại Trung Quốc vì vi phạm bản quyền
(Techz.vn) Vụ kiện này có thể khiến Apple không thể bán được sản phẩm của họ tại thị trường Trung Quốc.