Logistics – yếu tố quyết định thành công của doanh nghiệp công nghệ cao Việt Nam
Khắt khe trong sản xuất và chuỗi cung ứng
Spartronics là một nhà sản xuất công nghệ cao của Mỹ hiện có nhà máy đặt tại Bình Dương. Sản phẩm của Spartronics bao gồm các bo mạch điều khiển và kiểm soát thông số máy bay, cũng như nhiều thiết bị y tế phức tạp và linh kiện cho các thiết bị này. Trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại, Spartronics cung cấp các bộ lưu trữ, tối ưu hóa việc điều tiết nguồn năng lượng từ các tấm pin mặt trời, một sản phẩm đang được ưa chuộng tại Mỹ. Trong đợt bùng dịch tại Mỹ vừa qua, Spartronics chính là đơn vị cung cấp linh kiện cho các thiết bị test Covid có thể tái sử dụng được.
Hệ thống máy móc và trang thiết bị hiện đại bên trong nhà máy Spartronics nhằm đảm bảo yếu tố an toàn trong quy trình sản xuất
Vì các mặt hàng ứng dụng công nghệ cao và có ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của con người khi được đưa vào sử dụng, từng khâu trong quy trình sản xuất và chuỗi cung ứng của Spartronics phải đạt độ uy tín cao nhất. Ông Lê Anh Thủy, Giám đốc Tài chính của Spartronics tại Việt Nam cho biết các linh kiện điện tử của Spartronics thường có yêu cầu đặc biệt về đóng gói do nhiệt độ, độ ẩm sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của linh kiện. Trong quá trình vận chuyển, cần kiểm soát được các lực tác động bên ngoài vì có thể làm xô lệch, móp méo hoặc làm rơi mất một phần bo mạch.
Ngoài ra, những sản phẩm đặc biệt phải được đóng gói trong những túi chống tĩnh điện ESD hoặc túi chống sốc, đặt trong các thùng carton với kích thước theo yêu cầu của khách hàng. Các tiêu chuẩn khắt khe về logistics kể trên đều ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành của sản phẩm. “Vậy nên Spartronics cần lựa chọn các đối tác cực kỳ tin cậy bởi các linh kiện và bo mạch điện tử nếu hư hỏng trong quá trình vận chuyển sẽ làm phát sinh rất nhiều chi phí sửa chữa cũng như hậu quả nghiêm trọng liên quan tới tính mạng con người”, ông Thủy nói.
Nhiều động lực cho doanh nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam
Hiện nay, Việt Nam là một trong những nền kinh tế thu hút nguồn vốn FDI hàng đầu trong khu vực. Theo thông tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tuy dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, vốn FDI đăng ký mới tăng 11,6% và vốn thực hiện đạt trên 15 tỉ USD.
Năm 2020, với các biện pháp linh hoạt để ngăn chặn COVID-19, Việt Nam vẫn giữ được tăng trưởng kinh tế ở mức 2,9%, thuộc nhóm cao nhất thế giới. Sự ổn định trong đại dịch là “điểm cộng” giúp nhiều doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt những công ty sản xuất công nghệ cao, ngày càng tin tưởng vào Việt Nam.
Động lực phát triển cho doanh nghiệp sản xuất công nghệ cao không chỉ đến từ bên ngoài (nguồn vốn FDI) mà còn từ chính Chính phủ Việt Nam. Trong chương trình Quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2030 được Thủ tướng ban hành đầu năm 2021, một trong 3 mục tiêu của Việt Nam sẽ là phát triển 500 doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghệ cao vào năm 2030.
Đồng thời để phục hồi nền kinh tế sau đợt giãn cách xã hội nhiều tháng liền, tính đến giữa tháng 10-2021, Chính phủ đã miễn, giảm, giãn khoảng 95,1 ngàn tỉ đồng tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất, bên cạnh việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi lên đến 27 ngàn tỉ đồng cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng vì COVID-19. Chính phủ cũng hỗ trợ gần 21,89 ngàn tỉ đồng cho 24,26 triệu lượt đối tượng, giúp các công ty có điều kiện phục hồi sau đại dịch.
Điểm nghẽn khâu logistics
Hiện nay, nhiều tỉnh thành khu vực phía Nam đã nới lỏng các biện pháp giãn cách, vừa chống dịch, vừa khôi phục sản xuất. Theo các chuyên gia kinh tế, để thích nghi với trạng thái “bình thường mới”, các doanh nghiệp cần rút ra bài học về sự sẵn sàng của hạ tầng thương mại và chuỗi cung ứng trong mọi tình huống, đặc biệt trước những rủi ro bất ngờ như đại dịch COVID-19.
Cũng trong những năm gần đây, logistics vừa là một rào cản, vừa là sức bật cho các doanh nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam. Theo báo cáo của Oxford Economics, Việt Nam có thể xuất khẩu 4% sản phẩm điện tử của thế giới vào năm 2025. Các Hiệp định Thương mại Tự do như EVFTA và RCEP đã mở ra nhiều cơ hội tiềm năng cho doanh nghiệp công nghệ cao Việt Nam dễ lưu thông linh kiện, sản phẩm với các thị trường lớn trên thế giới.
Tuy nhiên, tắc nghẽn logistics vẫn đang là một nguy cơ hiện hữu. Việc các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam chưa có nhiều hiểu biết và kinh nghiệm trong lĩnh vực logistics bằng các doanh nghiệp nước ngoài, cộng hưởng cùng những trở ngại từ đại dịch, đã làm cho nhiều kế hoạch mở rộng hoạt động và tăng thị phần trở thành thách thức đối với các nhà sản xuất công nghệ cao trong nước.
Ngoài ra, lĩnh vực logistics tại Việt Nam cũng còn khá trẻ nên mạng lưới vẫn chưa được hoàn thiện, quy trình bảo mật và tuân thủ thời gian vận chuyển chưa được nhiều doanh nghiệp logistics trẻ xem trọng, nhất là đối với các gói hàng giá trị cao, có bí mật thương hiệu và công nghệ. Trong khi đó, những nhà sản xuất công nghệ cao như Spartronics đang đòi hỏi các tiêu chuẩn ngày càng cao hơn, vậy nên các doanh nghiệp logistics trẻ nếu muốn chiếm lĩnh thị trường cần không ngừng nâng cao năng lực dịch vụ của mình.
UPS luôn sát cánh cùng doanh nghiệp công nghệ cao Việt Nam
Những điểm sáng của Spartronics vừa qua có thể là gợi ý cho nhiều doanh nghiệp công nghệ cao khác khi lựa chọn những đối tác logistics uy tín để hoạt động sản xuất luôn ổn định trong bất kỳ trường hợp nào. Ở đây, cái tên mà Spartronics tin tưởng lựa chọn là UPS, một trong những đơn vị dẫn đầu ngành logistics toàn cầu.
Nhiều năm qua, UPS không ngừng phát triển dịch vụ vận chuyển nhằm đảm bảo các doanh nghiệp như Spartronics có thể xây dựng được một chuỗi cung ứng hiệu quả và đáng tin cậy. Điển hình là những chuyến bay “Browntail” (đuôi nâu) của UPS giúp nhiều doanh nghiệp công nghệ cao nhận những kiện hàng gấp từ các thị trường chính như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và ASEAN chỉ trong một ngày. Với những kiện hàng từ Úc và các thị trường trọng điểm của châu Âu, thời gian nhận hàng cũng chỉ còn hai ngày.
Ngoài việc đảm bảo an toàn cho các kiện hàng công nghệ cao, thời gian vận chuyển cũng là yếu tố được UPS tuân thủ nghiêm ngặt
Hay hệ thống UPS Quantum View Manage cho phép khách hàng quản lý tất cả dữ liệu từ cập nhật thời gian, địa điểm, lô hàng, người nhận đến kích hoạt chức năng tự động lập hóa đơn hay báo cáo hải quan. Hệ thống này đã và đang hỗ trợ các doanh nghiệp công nghệ cao kiểm soát toàn diện hơn với chuỗi logistics. Với trường hợp của Spartronics, đại diện công ty cho biết vẫn được cập nhật kịp thời mọi thông tin hữu ích từ UPS để có kế hoạch để chủ động trong việc sắp xếp nguồn hàng cho phù hợp trong điều kiện dịch bệnh.
Mới đây nhất, UPS vừa cho ra mắt nền tảng UPS My Choice dành cho doanh nghiệp tại Việt Nam. Nền tảng cho phép doanh nghiệp quyết định cách thức, địa điểm và thời gian nhận hàng hợp lý. Người nhận cũng có thể thay đổi địa chỉ giao hàng hoặc yêu cầu giữ hàng tại kho của UPS.
Về phía của mình, UPS luôn sẵn sàng sát cánh cùng các doanh nghiệp công nghệ cao để đưa hạ tầng thương mại và chuỗi cung ứng Việt Nam lên tầm cao mới. Dù COVID-19 vẫn còn những diễn biến khó lường, UPS vẫn luôn nỗ lực để khách hàng duy trì được các hoạt động logistics uy tín và hiệu quả nhất. Đây cũng được xem là yếu tố tiên quyết giúp Việt Nam có thể phục hồi kinh tế một cách bền vững trong thời gian tới.
Huawei nhận bằng khen Doanh nghiệp hưởng ứng tích cực cuộc vận động 'xây dựng VH doanh nghiệp VN'
Tại Diễn đàn quốc gia thường niên Văn hóa với doanh nghiệp năm 2021 (Culture & Business Forum - CBF) với chủ đề “Tiếp biến văn hóa - Nền tảng phục hồi và phát triển bền vững kinh tế” được tổ chức trực tuyến tại Hà Nội, Công ty TNHH Công nghệ Huawei Việt Nam (Huawei Việt Nam) đã vinh dự nhận được bằng khen Doanh nghiệp hưởng ứng tích cực cuộc vận động “Xây dựng văn hoá doanh nghiệp Việt Nam” năm 2021 do Thủ tướng Chính phủ phát động.