- Lộ diện thiếu gia nhà đại gia ngân hàng Việt có tài sản hơn 500 tỷ đồng
- Ngân hàng sẽ tung 5.000 tỷ để chặn tín dụng đen
- Gia đình Bầu Kiên rút hết tài sản khỏi ngân hàng để đi nước ngoài sinh sống?
Thế hệ bậc nhất Việt Nam
Năm 2018, nữ tác giả Trần Uyên Phương bất ngờ được Fobesbook xuất bản cuốn sách có tên Competing with Giants (tạm dịch: Cạnh tranh với người khổng lồ) tiết lộ chi tiết: ông Trần Quí Thanh từng từ chối khoản tiền 2,5 tỷ USD mà Coca Cola đã đề nghị mua cổ phần chi phối từ 7 năm trước.
Nếu chấp nhận thương vụ M&A lịch sử đó, ông Trần Quí Thanh có lẽ đã lọt danh sách những người giàu nhất hành tinh của Forbes từ trước cả tỷ phú USD Phạm Nhật Vượng.
Trần Uyên Phương và Trần Ngọc Bích là hai con gái ông Trần Quí Thanh và đang dần tiếp quản đế chế nước ngọt tỷ đô từ bố mẹ. Cổ đông lớn nhất của Tân Hiệp Phát là bà Phạm Thị Nụ, vợ ông Thanh, với hơn 50% vốn điều lệ. Phần còn lại thuộc về hai con gái Trần Uyên Phương và Trần Ngọc Bích.
Ông Trần Quí Thanh và con gái.
Lê Diệp Kiều Trang (Christy Le) cũng là một cái tên nổi bật năm 2018. Kiều nữ xinh đẹp sinh năm 1980 trải nghiệm vị trí CEO Facebook Việt Nam trong gần 1 năm. “Cô gái vàng” trong cộng đồng khởi nghiệp trong nước là con một doanh nhân khá nổi tiếng: ông Lê Văn Trí, Phó Tổng giám đốc Công ty Cao su miền Nam (Casumina).
Kiều Trang có thành tích học tập đáng nể và từng làm việc tại công ty tư vấn chiến lược hàng đầu thế giới: McKinsey, cùng chồng là Sonny Vũ sáng lập nên Misfit Wearables. Công ty này sau đó đã được bán lại cho Fossil Group với giá 260 triệu USD năm 2015.
Anh trai Kiều Trang là Lê Trí Thông (1979) trong năm 2018 được bổ nhiệm là CEO CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ), một doanh nghiệp bán lẻ vàng bạc trang sức lớn nhất Việt Nam, thay cho bà Cao Thị Ngọc Dung.
Trước khi gia nhập PNJ, ông Thông từng được bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc DongABank đồng thời là Chủ tịch HĐQT Công ty Kiều hối Đông Á, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Thẻ thông minh ViNa - V.N.B.C.
Năm 2014 ông Lê Trí Thông rời DongABank về làm Phó Tổng Giám đốc của tập đoàn tư vấn quản trị chiến lược The Boston Consulting Group (BCG). Ông Thông được bầu làm Phó chủ tịch HĐQT Công ty PNJ nhiệm kỳ 2017-2020.
Lê Diệp Kiều Trang, CEO Facebook Việt Nam 2018.
Trong năm 2018, con gái ông cựu chủ tịch Sacombank Đặng Văn Thành và em gái “cá mập” - shark Đặng Hồng Anh - nổi lên là tiểu thư giàu nhất Việt Nam. Tiểu thư họ Đặng nắm giữ hàng loạt công ty mía đường hàng đầu tại Việt Nam với khối tài sản trực tiếp tiếp nắm quy từ cổ phiếu gần 1,1 ngàn tỷ đồng, lọt top 60 giàu nhất trên sàn chứng khoán.
Bà Ức My vẫn đang miệt mài gom thêm cổ phiếu SBT của công ty mía đường số 1 Việt Nam: CTCP Thành Thành Công - Biên Hòa. "Công chúa mía đường" Việt dự chi 240 tỷ đồng để nâng tỷ lệ sở hữu cá nhân tại SBT từ 10,6% hiện nay lên 13,02%. Bà My đang là thành viên HĐQT SBT đồng thời giữ chức Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Thành Thành Công, cổ đông lớn nhất của SBT (sở hữu 32% cổ phần SBT).
Lớp kế cận được chờ đợi
Trên TTCK, giới đầu tư còn chứng kiến sự trưởng thành vượt bậc của ông Trần Hùng Huy, con trai ông cựu chủ tịch Ngân hàng ACB Trần Mộng Hùng. Ông Trần Hùng Huy có ngàn tỷ đồng ở tuổi 40, nhưng quan trọng hơn là ông Hùng Huy chủ tịch ACB và lèo lái ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam trong vài năm qua. Hồi tháng 4/2018, ông Hùng Huy tiếp tục được bầu là chủ tịch ACB.
Ông Hùng Huy được xem là doanh nhân trẻ nhất trong ngành ngân hàng, trong bối cảnh hệ thống ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn trong các năm trước đó và phải gồng mình tái cơ cấu, xử lý nợ xấu...
Một nhân vật trẻ tuổi mới xuất hiện nhưng rất nổi trong lĩnh vực ngân hàng là ông Hồ Anh Minh, con trai đại gia gốc Đông Âu giàu nhất giới ngân hàng Việt - Hồ Hùng Anh. Ông Hồ Anh Minh vừa làm thương vụ khủng, chi 1.300 tỷ đồng mua gần 45 triệu cổ phiếu Techcombank (TCB) để nâng tổng sở hữu lên gần 138 triệu cổ phiếu TCB và trở thành thiếu gia giàu nhất trên sàn chứng khoán với túi tiền khoảng 3,6 ngàn tỷ đồng.
Trần Hùng Huy, chủ tịch ACB.
Trong năm 2018, giới đầu tư chứng kiến một nữ doanh nhân 9x thực hiện thâu tóm khách sạn lớn nhất Thừa Thiên - Huế. TCT Cổ phần Xây dựng điện Việt Nam - Vneco (VNE) đã ký hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ 20,77 triệu cổ phiếu (99,86% vốn) nắm giữ tại CTCP Du lịch Xanh Huế - đơn vị đang sở hữu khách sạn tiêu chuẩn 4 sao Xanh Huế - cho Công ty TNHH Khách sạn Silk Path và hai cá nhân khác là Bùi Tú Phương và ông Tạ Đàm Hưng, thu về gần 280 tỷ đồng.
Trong đó, Công ty TNHH Khách sạn Silk Path nhận 20,384 triệu cổ phiếu, bà Phương nhận 208.000 cổ phiếu. Đáng lưu ý là nữ doanh nhân Bùi Tú Phương (sinh năm 1992) là giám đốc và người đại diện pháp luật của Công ty TNHH Khách sạn Silk Path - doanh nghiệp quản lý chuỗi khách sạn Silk Path 4-5 sao, từ Hà Nội cho tới Sapa và giờ là Huế.
Một thiếu gia trẻ tuổi cũng ghi dấu ấn trong năm 2018 là ông Nguyễn Văn Tuấn, chủ tịch Tổng công ty cổ phần Thiết bị Điện Việt Nam Gelex (GEX). Ông Tuấn trở thành chủ tịch Gelex đầu năm 2018 khi mới 34 tuổi. Ông Tuấn còn làm chủ tịch HĐQT ở 3 công ty khác, bao gồm: Dây cáp Điện Việt Nam (CAV), Kho vận miền Nam (STG) và FTG Việt Nam.
Ông Tuấn hiện không nắm giữ bất kỳ cổ phiếu GEX nào, nhưng mẹ và vợ của đại gia này nắm giữ cổ phần chi phối ở một doanh nghiệp đang sở hữu Công ty TNHH MTV Đầu tư GEX, vốn đang là cổ đông lớn nhất của GEX với tỷ lệ gần 16%.
Hàng loạt doanh nhân thế hệ 8x-9x tiếp tục con đường kinh doanh của cha mẹ hoặc bất ngờ xuất hiện với việc trở thành cổ đông lớn của doanh nghiệp. Không ít người trẻ tuổi nhưng đang rất thành công với các doanh nghiệp có quy mô tỷ USD. Đây là thế hệ doanh nhân thứ 2 và được kỳ vọng nhiều cho sự phát triển của nền kinh tế.
Theo: Vietnamnet
Ngân hàng sẽ tung 5.000 tỷ để chặn tín dụng đen
(Techz.vn) Phó thống đốc Đào Minh Tú đề nghị Agribank sớm đưa ra gói cho vay tín chấp 5.000 tỷ đồng để góp phần đẩy lùi tín dụng đen.