Nhịp sống số

Học gì từ đỉnh cao triết lý kinh doanh của người Đức

Vì sao nước Đức chỉ có 80 triệu dân, nhưng lại có tới hơn 2.300 nhãn hiệu nổi tiếng khắp thế giới?

Đây là câu hỏi được đặt cho nhà sáng lập tập đoàn SIEMENS – ông Peter Von Siemens bởi một nhà báo ngoại quốc. Đáp lại câu hỏi đầy ẩn ý, “huyền thoại” nước Đức này tin vào 4 chữ: thái độ làm việc.

Người tỷ phú này cho rằng: “Chính thái độ làm việc nghiêm túc của người Đức, sự chú trọng vào từng chi tiết kỹ thuật, từng sản phẩm, đi kèm với trách nhiệm trong từng khâu sản xuất, dịch vụ sau bán hàng đã giúp chúng tôi đạt được kỳ tích này”.

Người phóng viên kia lại hỏi: “Nói vậy có nghĩa người Đức không muốn tối đa hóa lợi nhuận? Các anh kinh doanh thì đâu cần tới trách nhiệm kia?”.

Đáp lại câu hỏi hóc búa đó, nhà sáng lập SIEMENS cho rằng: “Không, đó là quan điểm của người Anh, Mỹ. Người Đức cũng có quan điểm riêng của mình. Dù là kinh doanh ngành nghề nào, chúng tôi luôn tuân thủ hai điều:

  • Sản phẩm phải đúng kỹ thuật, an toàn.
  • Giá trị sử dụng phải lâu dài, chất lượng.

Giá trị cốt lõi của các sản phẩm Đức là sự tuân thủ triệt để đạo đức kinh doanh, thay vì nguyên tắc phải tối đa hóa lợi nhuận”.

Trên thực tế, đa phần các thương hiệu Đức nổi tiếng đều có lịch sử trên trăm năm: thương hiệu giày đình đám “Adidas” được thành lập từ năm 1920, hãng xe hàng dầu “Mercedes-Benz” với hơn 130 năm hoạt động,...

Với nguyên tắc chất lượng, người ta từng kiểm định bút bi “Made in Germany” và nhận thấy, khi ném xuống đất nhiều lần, bút nhặt lên vẫn dùng được y nguyên hay nhà ở của người Đức không đổ dù đã có tuổi thọ tới 120 năm.

Trong kiến thức tài chính, kinh doanh của người Đức, họ không tham gia vào ván cờ cạnh tranh bằng giá hay các đối thủ của mình, họ cho rằng, giá cả không phải thứ quyết định được tất cả. Người Đức hướng tới sự phát triển bền vững, mang tính lâu dài. Suy cho cùng, suy nghĩ của người Đức rất khác biệt, họ luôn tin “kinh doanh một lần trong đời” thay vì vật lôn bám đuôi lợi nhuận.

Nước Đức cùng câu chuyện “Thả con săn sắt bắt con cá rô”

Người Đức không có quan niệm  “có mới nới cũ”, họ ưa thích những đồ vật có tính lịch sử, văn hóa lâu đời. 

Bút bi Đức có thể rơi đến hơn chục lần mà vẫn có thể dùng được, ngôi nhà ở Đức có tuổi thọ lên tới 120 năm không sập. Có một bức ảnh về kiến trúc ở Đức mang tên “Nước Đức không đổi thay” cho thấy những ngôi nhà người Đức xây lại sau thế chiến thứ hai đều vẫn mang phong cách xưa của thời đại Baroque và Rococo.

Vì sao ư? Vì dù ngôi nhà bị phá huỷ sau thế chiến, nhưng người Đức không muốn thay đổi, họ yêu văn hóa riêng đất nước mình.

Mỗi một doanh nghiệp ở Đức chỉ kinh doanh một lĩnh vực duy nhất

Thay vì “đa zi năng” như nhiều doanh nghiệp khác trên thế giới, ở Đức mỗi Doanh nghiệp chỉ kinh doanh duy nhất một lĩnh vực, có thể lúc đầu đều là những doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp phát triển chậm nhưng hoàn toàn không có doanh nghiệp yếu kém, họ luôn luôn chú trọng tới chất lượng và giá thành sản phẩm.

So với nhiều sản phẩm khác, sản phẩm của người Đức không hề cạnh tranh về giá, không cạnh tranh với các sản phẩm khác. Điều này đến từ hai lý do: doanh nghiệp được bảo hộ, giá cả không quyết định tất cả.

Trên thực tế, không phải nước Đức không làm vì lợi nhuận nhưng lợi nhuận của công ty chỉ cần đủ đáp ứng những yêu cầu cơ bản của doanh nghiệp, đủ tiêu là được. Triết lý của họ khác hẳn với số đông, chỉ chú trọng vào duy nhất 1 lĩnh vực và vang danh bằng hình thức truyền miệng. Đây là cách người Đức làm kinh tế.

Nước Đức không tin vào các sản phẩm chất lượng tốt lại có giá thành rẻ

Sản phẩm của người Đức chú trọng về chất lượng, sản phẩm sở hữu công nghệ cao, dịch vụ tốt, tới hơn 30% sản phẩm xuất khẩu từ nước Đức đều khó có ai cạnh tranh được.

Chẳng hạn như sản phẩm cho trẻ em dưới 3 tuổi ở Đức đều không chứa chất phụ gia, sản phẩm cho các bà mẹ đều chỉ bán ở hiệu thuốc chứ không bán phổ biến trên thị trường, sản phẩm socola đều phải sử dụng các hạt cacao nguyên gốc, các sản phẩm hóa chất đều không sử dụng trong công nghiệp, sản phẩm máy lọc nước của Đức đều phải sử dụng hệ thống lọc vô cơ để lọc chất bẩn,..

Họ luôn quan niệm sản phẩm tốt hay không tốt thể hiện ở chất lượng của chúng.

Với đỉnh cao triết lý kinh doanh của một nước công nghiệp tân tiến, hy vọng rằng bài viết trên đã giúp bạn học hỏi được những thông tin mới lạ, hoàn thiện và phát triển để ngày càng vươn xa hơn trên thị trường kinh doanh trong nước và quốc tế. 

 

Tải xuống Video TikTok Không có dấu mờ bản quyền và Không giới hạn

(Techz.vn) Bạn cảm thấy chán ngán với dấu mờ bản quyền trên video của TikTok? Ở đây, chúng tôi đã tóm tắt kinh nghiệm của mình về việc sử dụng SnapTikVideo để tải xuống video TikTok mà không có dấu mờ bản quyền.