Điện thoại

Vừa muốn iPhone rẻ, vừa không muốn mất lòng Tổng thống Mỹ, Apple có thể làm iPhone ở Việt Nam

Vừa muốn iPhone rẻ, vừa không muốn mất lòng Tổng thống Mỹ, Apple có thể làm iPhone ở Việt Nam

Hiện nay Tổng thống Trump đang xem xét áp thêm thuế đối với Trung Quốc, và điều này sẽ khiến cho khách hàng tại Mỹ phải mua iPhone với giá đắt hơn. Ngoài điện thoại, Mỹ sẽ tăng thuế với cả máy tính xách tay.

Và như vậy việc gia công Macbook, iPhone của Apple tại Trung Quốc sẽ có giá cao hơn, sản phẩm đến tay khách hàng cũng có thể sẽ phải tăng giá. 

Apple cũng có thể lựa chọn việc bù một phần thuế từ doanh thu của mình để giá sản phẩm không bị tăng quá cao nhưng đây không phải là lựa chọn phù hợp cho lâu dài.

Theo Bryan Ma, chuyên gia phân tích tại IDG: “Việc tăng thuế với hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ gây ra tác động trực tiếp tại Mỹ”.

Với mức thuế khoảng 255 áp lên chiếc iPhone giá 1.000 USD thì tiền thuế này sẽ là vấn đề lớn cho cả nhà sản xuất và khách hàng”.

Còn trong một trả lời trên trang Wall Street Journal, Tổng thống Mỹ cho rằng thuế có thể ở mức từ 10 đến 25% và “mọi người dùng có thể mua sản phẩm với thuế 10%”.

Tổng thống Mỹ cũng muốn Apple thực hiện sản xuất iPhone tại Mỹ. Nhưng như vậy việc vận hành chuỗi cung ứng từ các nước châu Á sẽ rất khó. Ngoài ra tiền nhân công tại Mỹ cũng đắt.

Theo chủ tịch Creative Solution, ông Tim Bajarin, “Nếu muốn làm điện thoại thông minh tại Mỹ, mọi chiếc máy sẽ tăng giá từ 20 đến 30%”. iPhone Xs phiên bản rẻ nhất cũng sẽ tăng giá khoảng 350 USD. 

Như vậy còn tốn kém hơn là việc Apple tiếp tục sản xuất iPhone ở Trung Quốc và chấp nhận đóng thuế. 

Thực tế việc lắp ráp iPhone là do công ty Foxconn thực hiện, linh kiện chip nhớ được nhập từ Toshiba của Nhật Bản, cảm biến do Bosch sản xuất tại Đức, màn hình của Samsung.  Kính màn hình lại được đưa từ Mỹ sang. 

Chuỗi cung ứng này đã được tối ưu để giá sản phẩm cuối cùng là hợp lý cho cả khách hàng và ít chi phí cho hãng phát triển nhất. 

Apple duy trì việc nghiên cứu và thiết kế sản phẩm tại Mỹ nhưng CEO Tim Cook cũng nhận xét nước Mỹ thiếu các lao động có kỹ năng cần thiết cho việc sản xuất sản phẩm đại trà. 

Tại Mỹ, các kỹ sư và chủ doanh nghiệp khi ngồi họp với nhau cũng không thể hết một phòng họp, còn ở Trung Quốc, nếu các kỹ sư đến họp đầy đủ thì có thể kín cả sân bóng đá. 

Ngay từ khi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung mới bùng nổ, vấn đề đưa sản xuất của các công ty Mỹ ra khỏi Trung Quốc đã được bàn đến. 

Không nhất thiết phải đưa cả chuỗi cung ứng ra xa Trung Quốc, chỉ cần Apple tiếp tục làm các thành phần cơ bản ở Trung Quốc nhưng lắp ráp cuối cùng ở Việt Nam hoặc Malaysia, vấn đề của họ vẫn được giải quyết.

Tim Bajarin cho rằng nỗ lực đưa việc sản xuất hàng loạt về Mỹ của Tổng thống Trump có thể là vô ích. Nước Mỹ đã mất vị trí của mình trong ngành sản xuất từ nhiều thập kỷ trước, đặc biệt là trong ngành hàng điện tử tiêu dùng. Và có thể vị trí này sẽ không bao giờ trở lại.

Theo: bizlive.vn

 

Sếp Apple: iPhone XR mới chính là điện thoại bán chạy nhất của chúng tôi

(Techz.vn) Trái ngược với những thông tin không tốt về iPhone XR thời gian gần đây, một lãnh đạo của Apple đã tiết lộ về doanh số của chiếc điện thoại này