Nhịp sống số

"Từng là một nhà phát minh đại tài nhưng nay Apple chẳng khác gì một ông địa chủ"

*Theo nhận định của Leonid Bershidksy trên Bloomberg

Trong suốt nhiều năm qua, các nhà phân tích và giới báo chí theo dõi nhất cử nhất động của Apple đã nói khá nhiều về tầm quan trọng ngày càng tăng của mảng dịch vụ - ngược lại với mảng phần cứng - đối với doanh thu ròng của công ty. Thế nhưng, đến thời điểm này, có thể thấy rõ ràng mô hình kinh doanh của Apple đang thực sự chuyển dần sang hướng "cho thuê" từ hệ sinh thái của họ - như một gã chủ đất thu tiền thuê nhà - và dựa nhiều hơn vào việc bán các món đồ công nghệ nhằm củng cố cho nguồn thu này về mặt lâu dài, thay vì lèo lái sự tăng trưởng chung của công ty. Quyết định ngừng cung cấp các bản báo cáo về doanh số bán ra của iPhone mà Apple đưa ra gần đây đã một lần nữa khẳng định sự chuyển đổi này.

Tầm quan trọng của các dịch vụ đối với Apple đã tăng đều đặn kể từ năm 2016, trong khi tỉ lệ doanh thu từ thiết bị flagship của hãng - chiếc iPhone - trồi sụt một cách bất ổn định tuỳ thuộc vào sự phổ biến của nhiều mẫu máy khác nhau.

Tỉ lệ doanh thu từ các dịch vụ và iPhone đối với Apple

Apple, tất nhiên, vẫn là một công ty phần cứng. Thế nhưng, iPhone đã không còn là sản phẩm được tin tưởng để mang đến sự tăng trưởng cho công ty nữa. Trong một báo cáo nghiên cứu gần đây, Goldman Sachs ước tính lượng người dùng iOS - hệ điều hành di động của Apple - sẽ giảm xuống mức một con số vào năm 2020, từ 13% trong năm 2017. Doanh thu của iPhone chỉ tăng khi thời gian qua, hãng tăng giá thiết bị này lên khá cao: trong Quý tài chính thứ 4 của năm nay, vốn kết thúc trong tháng 9 tại Apple, giá bán trung bình của một chiếc iPhone đã đạt 793 USD, so với chỉ 619 USD trong cùng Quý cách đây 2 năm.

Lý do Apple có thể tăng giá iPhone cũng là lý do giải thích vì sao mảng dịch vụ của họ có tầm quan trọng ngày càng cao. Apple đang "vắt sữa" những khách hàng lâu năm của mình. Họ không phải là những khách hàng "trung thành", mà về cơ bản là những người không muốn dính vào những rắc rối của việc di dời khối dữ liệu và hình ảnh đã tích trữ từ nhiều năm qua sang một hệ thống khác.

Nói về mảng dịch vụ, chỉ có hai sản phẩm đóng góp đều đặn vào dòng chảy doanh thu mà Apple không tính phí đăng ký dịch vụ. Đầu tiên là tiền được trả bởi công ty mẹ của Google là Alphabet dành cho những lần người dùng thực hiện tìm kiếm thông qua các sản phẩm Apple như trình duyệt Safari và Siri. Hiển nhiên, Apple cần phát triển mạnh hơn các sản phẩm này, đồng thời tăng cường số người dùng để cải thiện doanh chảy doanh thu này. Theo ước tính của Goldman Sachs thì nguồn doanh thu này chiếm 24% tổng doanh thu dịch vụ của Apple, trong đó năm 2017 là 6,5 tỷ USD, và năm 2018 là 9,4 tỷ USD.

Nguồn doanh thu thứ hai mà Apple không thu trực tiếp từ người tiêu dùng chính là các ứng dụng trả phí và các đơn hàng trong ứng dụng (IAP) trên App Store. Dù App Store là nơi các nhà phát triển bên ngoài mang ứng dụng của họ lên, tức Apple chẳng cần phải động tay động chân chút nào, nhưng doanh thu của hãng vẫn tăng đều đặn cả về con số tuyệt đối lẫn con số trung bình trên mỗi người dùng. Chỉ các nhà phát triển mạnh nhất, như Spotify chẳng hạn, mới có được sức mạnh và uy tín trên thị trường để có thể thu phí trực tiếp người dùng thay vì thông qua Apple và phải trả cho họ một phần hoa hồng.

Apple có rất nhiều cơ hội để áp đặt số "tiền thuê" cao hơn nữa từ số người dùng trung thành của mình. Goldman Sachs ước tính chỉ 10% số người dùng này trả phí cho gói lưu trữ iCloud Storage; xét về giá bán và chất lượng dịch vụ, iCloud là một đối thủ khá yếu khi so với các dịch vụ cung cấp bởi Google và một vài công ty nhỏ hơn, như Dropbox chẳng hạn, nhưng điều đó có nghĩa là Apple có thể tăng doanh thu từ nó nếu họ chấp nhận cạnh tranh gay gắt hơn - điều họ đang làm với một dịch vụ chủ chốt khác là Apple Music. Dù dịch vụ stream này có lượng người dùng tương đối thấp (chỉ khoảng 35 triệu người dùng tính đến năm ngoái). Goldman Sachs dự đoán rằng con số này sẽ tăng lên 83 triệu vào năm 2020.

Ý tưởng mà Goldman đưa ra cho Apple là tạo nên một gói dịch vụ tương tự như Amazon Prime; với mức giá 30 USD/tháng chẳng hạn, và những người đăng ký sẽ có quyền truy cập đến nhạc, video, 200GB dung lượng lưu trữ, và sửa chữa điện thoại nữa. Ngân hàng đầu tư này tính toán rằng chỉ cần 50 triệu người đăng ký, gói dịch vụ như vậy có thể mang về cho Apple doanh thu lên đến 18 tỷ USD trong mảng dịch vụ.

Nhưng Apple cũng có rất nhiều không gian trống để thêm vào các dịch vụ mới; ví dụ, họ là một trong số ít các công ty có thể đóng vai trò như một người tổng hợp nhiều loại media khác nhau lại, sau đó kiếm tiền bằng cách bán paywall và phí đăng ký dịch vụ. Hãng hiện đã có hệ thống thanh toán cần có, và hãng cũng có lượng người dùng đủ để cho phép mình đưa ra mức giá hấp dẫn cho dịch vụ như vậy. Apple đã làm việc với nhiều từ báo lớn về việc đưa các ấn phẩm của họ vào Texture, một công ty phân phối tạp chí điện tử đã được Táo khuyết mua lại vào tháng 3. 

Khai thác tiền thuê từ một lượng người dùng không thể rời đi nghe có vẻ thật quá quắt. Nhưng rõ ràng cách kiếm tiền này trung thực và rõ ràng hơn việc khai thác dữ liệu từ người dùng theo những cách họ thường không thể hiểu được, sau đó kiếm tiền từ dữ liệu - chính là cách mà Facebook đã làm. Sự trung thực đó là một lợi thế về mặt cạnh tranh đối với Apple, khi mà họ thường xuyên tái hình dung bản thân như một công ty dịch vụ. Hiện nay, thách thức với Apple là phải tìm cách bổ sung những thứ dịch vụ của họ có thể mang lại, và phải làm điều đó đủ nhanh để bù đắp lại phần doanh thu mất đi của iPhone. Giá thiết bị phần cứng không thể tiếp tục tăng mãi mà không gây ảnh hưởng đến doanh thu ròng, và rồi đến cuối cùng, một chiếc điện thoại cũng chỉ là một chiếc điện thoại mà thôi. Chúng ta chỉ cần đến nó để truy cập đến mọi thứ hấp dẫn đang có trong thế giới số ngoài kia.

Theo: Genk 

 

Apple phải cắt giảm lượng sản xuất iPhone Xr vì người dùng vẫn thích iPhone 8 hơn

(Techz.vn) Chiếc iPhone Xr có mức giá rẻ và được dự đoán sẽ hấp dẫn phần lớn người tiêu dùng, thế nhưng thực tế đã đi ngược lại.