- Hà Nội: Đề xuất thí điểm trông giữ xe ô tô theo ngày chẵn - lẻ
- Ý nghĩa biển cấm xe tải theo quy chuẩn mới – Biển báo các tài xế hay nhầm lẫn
- Ăn mặc rách dưới đi mua xe, người đàn ông này nói một câu khiến thái độ nhân viên bán hàng thay đổi hẳn
- Quăng dây bắt xe vi phạm giao thông - ý tưởng mới của cảnh sát Mỹ
Thông thường, té ngã được chia làm 2 loại với tên gọi là: Low Side và High Side – hay hiểu một cách nôm na là trượt bánh dẫn tới ngã xe và té lộn nhào.
Low Side – Ngã xe (xòe): Hiện tượng này thường xảy ra khi xe chạy vào khúc cua với tốc độ cao và bánh sau bị mất độ bám đường. Thường thì những tay nài kéo ga khá cao và đè cua với độ nghiêng quá sâu sẽ khiến bánh sau mất độ bám đường dẫn tới trượt một đoạn dài. Đây là hiện tượng Low Side.
Nếu bạn gặp hiện tượng Low Side thì xe sẽ ngã về phía bên nghiêng và trượt theo quán tính của xe. Thường thì tài xế sẽ không bị sao khi gặp cú ngã này nếu có trang bị đầy đủ giáp nón. Tuy nhiên, nếu không được trang bị gì thì có thể bị xây xát một số chỗ. Thậm chí nặng thì xe bị bể một bên dàn áo.
Để hạn chế những cú trượt khi vào cua, các nài nên giảm ga và đừng cố đè quá sát như các tay lái trong đường đua. Vì như vậy sẽ dễ bị mất thăng bằng – mất độ bám đường.
High Side – Lộn nhào: Hiện tượng lộn nhào thường xảy ra khi bánh trước bị khóa đột ngột hoặc bánh sau bị mất độ bám đường và bất thình lình lại có độ bám đường cho bánh sau. Về nguyên tắc, các nài có kinh nghiệm khi gặp tình huống gấp mà bị cản trở ở phía trước. Thay vì phanh gấp xe vô tội vạ thì nài cần nhấp nhả thắng nhẹ nhành kết hợp cùng với thắng số.
Nếu khóa bánh trước hết cỡ và đột ngột trong khi xe đang chạy với tốc độ cao khoảng 100 km/h thì sẽ làm đầu xe mất độ bám đường. Khi đó xe dễ bị xỉa sang một bên và làm đít xe chổng lên dẫn tới cũ ngã High Low.
Trường hợp khóa bánh sau một cách đột ngột và nhả ra bất thình lình khi xe đang di chuyển ở tốc độ cao thì bánh sau sẽ bị mất độ bám đường và trượt thẳng theo phương di chuyển.
Lúc này, xe sẽ lắc qua lắc lại (vì trên đường trợt) và tài xế cầm lái nên giữ thăng bằng, điều khiển xe đi đúng đường thẳng. Có không ít trường hợp khi trượt bánh sau, nài hoảng sợ nên lập tức nhả thắng. Lúc này bánh sau lấy lại được độ bám đường – trường hợp may mắn thì 2 bánh xe vẫn thẳng hàng và không sao. Ngược lại, nếu không gặp may và bánh trước đang xỉa qua phải (trái) mà bánh sau xỉa theo hướng ngược lại thì dễ dẫn tới cú giãy rất mạnh khiến nài té nhào về trước.
Vì thế khi xử lý các tình huống, đừng bao giờ khóa hết bánh rồi lại nhả ra một cách đột ngột mà hãy nên kết hợp nhiều yếu tố khác để kèm xe lại nhanh nhất. Đồng thời nên ghi nhớ nếu bánh sau đã khóa và đang trượt thẳng thì đừng bao giờ nhả gấp.
Tổng hợp