- 5 thói quen "nuôi lớn" tế bào ung thư: Nguy cơ mắc bệnh cao nếu bạn không chịu thay đổi
- “Hôm qua, bạn tôi vừa qua đời vì ung thư”: Ý nghĩa của cuộc sống không nằm ở độ dài mà là nằm ở độ dày, đừng để đến lúc chết đi mới hối hận 5 điều sau
- Chủ tịch Hội ung thư Việt Nam: 4 "thủ phạm" gây bệnh ung thư nhiều người Việt mắc
Theo thống kê, ung thư vú là một trong những loại ung thư thường gặp và gây tử vong hàng đầu với phụ nữ ở các nước. Mặc dù ung thư vú là bệnh có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm, thế nhưng ở Việt Nam có trên 70% người bệnh tìm đến bác sĩ ở giai đoạn muộn khi đã di căn, nên tỷ lệ chữa khỏi bệnh cũng thấp hơn các nước trên thế giới.
Ảnh: LYNA phát hiện khối u di căn (ảnh phải)
Các khối u di căn là các tế bào ung thư tách khỏi mô gốc của chúng, di chuyển qua cơ thể thông qua hệ thống tuần hoàn hoặc bạch huyết, hình thành các khối u mới ở các cơ quan khác của cơ thể. Chính vì thế mà khối u di căn rất khó phát hiện.
Hệ thống mới này của Google AI được gọi là LYNA, được công bố trong bài viết "Phát hiện di căn ung thư vú dựa trên trí thông minh nhân tạo" đăng trên tạp chí American Journal of Surgical Pathology. Trong các thử nghiệm, nó đạt được độ chính xác đến hơn 99% theo thang đánh giá AUC về độ chính xác. Đây là một thành tựu đáng kể nếu so với một đánh giá gần đây, cho thấy các nhà bệnh lý học con người dễ bỏ qua những di căn nhỏ trên các ảnh slide đến 62% số lần do hạn chế về thời gian.
Các nhà nghiên cứu đã cho LYNA học các ảnh slide về di căn ung thư trong bộ dữ liệu Lymph Nodes 2016 (Camelyon16). Đây là trọn bộ gồm 399 hình ảnh các phần hạch bạch huyết từ trung tâm Y tế đại học Radbound (Nijegen, Hà Lan) và trung tâm Y tế đại học Utrecht (Utrecht, Hà Lan). Nó còn được học thêm từ 108 hình ảnh riêng biệt khác từ 20 bệnh nhân và được đào tạo trên 270 ảnh slide (160 bình thường và 110 khối u). Sau đó, các nhà nghiên cứu thực hiện việc đánh giá hiệu quả của LYNA bằng cách sử dụng hai bộ đánh giá lần lượt 129 và 108 ảnh slide.
Kết quả hết sức ấn tượng, cho thấy trong các thử nghiệm thì LYNA đạt độ chính xác ở cấp độ ảnh slide lên đến 99,3%. Khi tăng độ nhạy của mẫu vật lên để phát hiện khối u trên tất cả các ảnh slide, nó đạt được độ nhạy 69% và xác định chính xác tất cả 40 trường hợp di căn trong bộ dữ liệu đánh giá mà không có phát hiện trường hợp dương tính nhầm nào. Hơn nữa, nó cũng không bị ảnh hưởng sai lệch bởi các vấn đề thường gặp trong slide như bong bóng khí, do xử lý hình ảnh kém, xuất huyết và ố màu.
Tuy nhiên LYNA cũng còn vấn đề cần khắc phục. Đôi khi nó vẫn nhận nhầm các tế bào lớn, tế bào mầm và các tế bào bạch cầu có nguồn gốc từ tủy được gọi là mô bào. Dù vậy, kết quả mà nó đạt được vẫn tốt hơn nhiều so với một nhà nghiên cứu bệnh học khi đánh giá trên cùng những ảnh slide. Theo một bài báo thứ hai được Google AI và công ty con Verily về khoa học đời sống của Google cho biết, mô hình này đã giúp một nhóm sáu nhà nghiên cứu bệnh học giảm đi một nửa thời gian cần thiết cho việc phát hiện di căn trong các hạch bạch huyết.
Với thành tựu đáng kể từ AI này, hy vọng trong tương lai các nhà phát triển có thể cải thiện thuật toán để tăng mức độ hiệu quả và khả năng chẩn đoán chính xác hơn cho công nghệ này. Dù vậy, công nghệ này cũng đã cho thấy khả năng phát hiện khối u với độ chính xác cao hơn so với các nhà nghiên cứu bệnh học là con người, cho thấy một sự hứa hẹn rất lớn mà LYNA này mang đến trong công nghệ chuẩn đoán bệnh ung thư vú.
Theo: vietnamnet
Chủ tịch Hội ung thư Việt Nam: 4 "thủ phạm" gây bệnh ung thư nhiều người Việt mắc
(Techz.vn) Theo GS hàng đầu tại Việt Nam, ung thư không phải là căn bệnh từ trên trời rơi xuống. Nguyên nhân mắc căn bệnh này chính là sự thờ ơ của con người với bệnh tật.