Oppo sắp tung điện thoại 10 GB RAM: một chiếc điện thoại Android thực sự cần bao nhiêu RAM?
RAM hoạt động ra sao trên Android
Đầu tiên, chúng ta cần nhìn cận cảnh cách RAM hoạt động trên Android. Nếu bạn quen thuộc với các máy tính Windows, bạn hẳn biết rằng càng nhiều RAM càng tốt và có RAM trống là một điều kiện cần thiết để hệ thống hoạt động tốt.
Với Android, mọi chuyện hơi khác một chút. Android dựa trên nhân Linux, vốn hoạt động theo các quy tắc hoàn toàn khác biệt so với các máy tính chạy Windows. Với Linux: RAM trống là RAM phí phạm.
Do đó, trên Android, RAM không cần được dọn trống để nạp các ứng dụng khác - quá trình này diễn ra một cách tự động và mượt mà. RAM không phải là một thứ bạn cần nghĩ đến trên phần lớn các máy chạy hệ điều hành dựa trên Linux.
Có nghĩa là, việc có quá ít RAM sẽ là vấn đề đau đầu trong quá trình sử dụng thiết bị. Nếu hệ thống không có đủ RAM để làm việc, mọi thứ sẽ bắt đầu trở nên rắc rối - các ứng dụng chạy dưới nền sẽ không được giữ lại đủ lâu, chúng sẽ bị đóng lại ngay khi bạn chuyển sang ứng dụng khác, hoặc khi bạn không hề muốn chuyện đó xảy ra.
Vấn đề này đã trở nên rất rõ ràng trên các thiết bị Android khi Lollipop (5.x) xuất hiện, bởi nó được tích hợp hệ thống quản lý bộ nhớ linh hoạt hơn các phiên bản Android trước đó. Bởi hầu hết các điện thoại thời đó chỉ có RAM tối đa 2 GB nên nhiều chuyện khôi hài đã xảy ra. Ví dụ, khi bạn đang dùng điện thoại trên xe hơi với ứng dụng Maps chạy thường trực, còn ứng dụng Music chạy dưới nền thì ứng dụng Music bị hệ điều hành tắt mất; ngược lại, nếu Music chạy thường trực, còn Maps chạy dưới nền, thì Maps sẽ là kẻ bị tắt. Rất nhiều người đã bực bội vì tình trạng này diễn ra thường xuyên.
Giải pháp ở đây chỉ có một cách duy nhất: thêm RAM cho hệ thống.
Quá nhiều RAM không phải là ý kiến tồi; nó chỉ không cần thiết thôi
Khi mà rất nhiều laptop vẫn đi kèm với chỉ 8 GB RAM (các laptop giá rẻ thậm chí chỉ có 4 GB), bạn sẽ phải tự hỏi tai sao một chiếc điện thoại lại cần đến 10 GB RAM?
Câu trả lời là: nó không cần đâu.
Dù có nhiều RAM đến mức đó là quá thừa thãi và có vẻ ngớ ngẩn - thành thực mà nói, nó chỉ là một mánh khoé marketting nhằm thể hiện "ta đây đi trước" - nhưng nó cũng chẳng gây hại gì. Liệu bạn có sử dụng hết lượng RAM đó không? Ít nhất, ở thời điểm này, không!
Một số điện thoại sẽ cần nhiều RAM hơn những máy khác. Một ví dụ cụ thể ở đây là Pixel và Galaxy. Samsung thường tích hợp rất nhiều tính năng bổ sung vào điện thoại của hãng, dẫn đến việc hệ điều hành trở nên nặng nề hơn, cần nhiều RAM hơn để hoạt động ở cấp độ cao. Điện thoại Pixel chạy Android gốc, sạch sẽ và nhẹ nhàng hơn Samsung Experience. Do đó, điện thoại Pixel có thể không cần nhiều RAM như Galaxy để có thể mang lại trải nghiệm mượt mà tương tự. Thậm chí còn có một phiên bản Android "thấp bé nhẹ câ" (Android Go) được thiết kế để chạy hiệu quả trên các thiết bị chỉ có 1 GB RAM mà thôi.
Như vậy, việc trang bị thêm RAM cho điện thoại Android là hoàn toàn có lý do chính đáng. Có thể không chỉ 10 GB RAM, mà còn nhiều hơn. Tiêu chuẩn hiện tại là 4 GB, và chúng ta đang trong giai đoạn chuyển tiếp lên 6 GB. Các hãng sản xuất điện thoại như Samsung và OnePlus đã trang bị 6 GB (hay thậm chí là 8 GB) RAM trên nhiều điện thoại flagship của họ, và con số này chắc chắn sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới.
Chúng ta kết luận được một điều (hay có lẽ là 2 điều chăng?): không có chuyện "có quá nhiều RAM", và các hãng sản xuất chắc chắn sẽ tiếp tục đẩy con số RAM này lên cao đến những mức ngớ ngẩn hơn nữa. Dù sao đi nữa, thừa còn hơn thiếu!
Theo: Genk
Huawei Mate 20 Pro chạy Android 9 Pie xuất hiện trên Geekbench
(Techz.vn) Smartphone flagship sắp ra mắt của Huawei - Mate 20 Pro đã xuất hiện trên cơ sở dữ liệu điểm chuẩn Geekbench trước khi ra mắt chính thức cùng với Mate 20 tại một sự kiện diễn ra ở thủ đô London, nước Anh, vào ngày 16/10/2018.