Khoa học & Đời sống

Đạt được thành công là một điều đáng tự hào nhưng đừng để nó khiến bạn mắc phải “căn bệnh” nguy hiểm có thể phá tan mọi nỗ lực và thành quả này

Hầu hết chúng ta đều cố gắng phấn đấu để đạt được nhiều thành công trong công việc. Đây là một khát vọng bình thường và đáng ngưỡng mộ, nhưng bạn cần phải thật cẩn trọng bởi thành công có ánh hào quang nhưng cũng đem lại nhiều hậu quả ngược.

Theo Bill McDermott, CEO của SAP - một trong những công ty phần mềm hàng đầu, thành công có thể khiến chúng ta dễ dàng mắc phải một trong những "căn bệnh" có sức hủy hoại cực lớn tại nơi làm việc mang tên tự mãn.

McDermott chia sẻ trong "Managing Asia" của CNBC: "Thành công là thuốc gây mê". Nó "khiến con người ta thoải mái" và bắt đầu nghĩ rằng bản thân đã có thể thư giãn, nghỉ ngơi bởi họ đã làm được, họ đã thành công. Nhưng "Không, bạn không thể đâu. Nếu bạn quyết định dừng lại, ai đó sẽ mang thành quả của bạn ra khỏi bạn," ông nói tiếp.

Đây là bài học ông rút ra từ chính những trải nghiệm nghiệm của mình. Ông mô tả lại với Christine Tan của CNBC những quan sát của ông trong 16 năm làm việc tại SAP về đối thủ cạnh tranh chính của mình, Salesforce - công ty điện toán đám mây đi từ một "kẻ yếu thế" đến việc đưa ra được một "ý tưởng tốt hơn". Salesforce đã vượt mặt các đối thủ của mình, kể cả SAP, để trở thành công ty quản lý quan hệ khách hàng hàng đầu.

Đạt được thành công là một điều đáng tự hào nhưng đừng để nó khiến bạn mắc phải “căn bệnh” nguy hiểm có thể phá tan mọi nỗ lực và thành quả này - Ảnh 1.

Bill McDermott - giám đốc điều hành công ty phần mềm hàng đầu SAP.

Hiện tại, với cương vị Giám đốc điều hành của SAP, McDermott cho biết ông quyết tâm đảm bảo công ty sẽ không "ngủ quên" trên vinh quang và thành công của 46 năm qua và phải tiếp tục "tiến lên phía trước". Và việc thiết lập mối quan hệ đối tác với Alibaba của Jack Ma gần đây để giải quyết vấn đề biên giới tiếp theo của công ty - Trung Quốc là một bước trên con đường thực hiện mục tiêu đó. 

Ông cho hay: "Bạn biết đấy, điều quan trọng nhất mà một nhà lãnh đạo có thể làm với một công ty thành công là đánh bại căn bệnh tự mãn từ trong những công việc hàng ngày".

Ăn mừng chiến thắng nhưng hãy nhớ tới viễn cảnh to lớn hơn

Điều đó không có nghĩa là bạn không thể ăn mừng thành công của bản thân. McDermott nói: "Chúng tôi vẫn ca tụng và tán dương chiến thắng", nhưng bạn nên mường tượng trong tâm trí mình một bức tranh lớn hơn. Thành công đã nắm trong tay nhưng bạn vẫn còn nhiều việc khác cần làm.

Bản thân McDermott là một ví dụ tuyệt vời cho đạo đức nghề nghiệp mà ông đang cố gắng truyền tới những thành viên trong công ty ông. Khi còn trẻ, ông làm ba công việc cùng lúc và điều này cho phép ông mua được doanh nghiệp đầu tiên của mình - một cửa hàng đồ ăn trị giá 7000 USD trên đảo Long Island của bang New York khi mới 16 tuổi.

Tuy nhiên, bước ngoặt có tác động lớn tới McDermott là vụ tai nạn xảy đến vào năm ông 54 tuổi. Tai nạn này đã cướp đi mắt trái của ông nhưng lại giúp ông tìm thấy một sự quyết tâm mới để chạm tới thành công, bất chấp mọi khó khăn, thách thức.  

Đồng thời, đây cũng là nguồn cảm hứng để ông sáng tác cuốn sách thứ hai với nội dung làm cách nào để giúp mọi người phục hồi sau nghịch cảnh. McDermott cho hay: "Chưa có một khoảnh khắc nào mà tôi không có ý định trở lại công việc. Tôi chính là người may mắn nhất mà tôi biết". Và khi được hỏi liệu vụ việc có khiến ông trở thành một nhà lãnh đạo tốt hơn không, ông đã trả lời rằng chính xác là như vậy. 

"Hiện giờ tôi nhìn thấy những thứ mà tôi chưa thấy. Trước đây, tôi có thể nhìn một khu rừng và tôi biết có một dòng suối với một ngọn núi phủ đầy tuyết bên cạnh nhưng tôi không thể nhìn thấy cây cối. Bây giờ, tôi nhìn thấy ngọn núi phủ tuyết trắng với dòng suối đang chảy và rồi tôi nhìn thấy cả rừng cây," ông tâm sự.

Kết lại, bản thân của McDermott và lời khuyên của ông thực sự là bài học quý báu với những ai muốn đạt được thành công lâu dài và bền vững, không chỉ trong công việc mà còn trong cả cuộc sống thường ngày. 

Theo: Nhịp sống kinh tế 

 

Quên những công việc 10, 12k/h đi, những công việc làm thêm sau đây sẽ giúp sinh viên "rủng rỉnh" mà không phải vất vả tay chân

(Techz.vn) Đã đến lúc bạn nên lựa chọn một công việc làm thêm có thể vận dụng kiến thức đang học và có mức thu nhập xứng đáng hơn rồi.