Nhịp sống số

Cục Hàng không Việt Nam: Dùng điện thoại khi máy bay cất, hạ cánh sẽ bị phạt 3 - 5 triệu đồng

Trong đó, Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các hãng hàng không nghiêm túc chấn chỉnh đội ngũ tiếp viên hàng không, kiên quyết nhắc nhở hành khách không sử dụng các thiết bị thu phát sóng như: Điện thoại di động, laptop, iPad, máy nghe nhạc trên máy bay trong quá trình cất, hạ cánh.

Chỉ thị này của Cục Hàng không Việt Nam được ban hành không lâu sau khi có phản ánh của một hành khách trên chuyến bay mang số hiệu VN1382, từ Tân Sơn Nhất đi Liên Khương, về việc sử dụng điện thoại di động trên tàu bay.

Cấm sử dụng điện thoại, thiết bị thu phát sóng trong quá trình cất, hạ cánh là quy định từ lâu của nhiều hãng hàng không. Tuy nhiên, hành khách vẫn xem nhẹ.

Theo nhân chứng, anh đã tận mắt chứng kiến hành khách ngồi ghế 14C sử dụng điện thoại để liên lạc khi máy bay hạ cánh. Tuy nhiên, tiếp viên hàng không ngồi ngay gần ở ghế 15D lại làm ngơ, không nhắc nhở. Cục Hàng không đã yêu cầu tổ tiếp viên hôm đó nghiêm túc kiểm điểm. 

Khi đi máy bay, hành khách luôn được tiếp viên nhắc nhở tắt nguồn điện thoại di động và các thiết bị điện tử cầm tay. Sự thật là, hành khách vẫn coi nhẹ quy định này, các hãng hàng không cũng chưa thật sự siết chặt.

Có những trường hợp hành khách cố tình sử dụng, tiếp viên nhìn thấy nhưng cũng không nhắc nhở gì.

Theo FAA (Cục Hàng không liên bang Mỹ), các thiết bị điện tử gây ảnh hưởng xấu đến thông tin liên lạc và định vị máy bay. Dù vậy, cơ quan này đã giao cho các hãng hàng không tự quyết định thiết bị điện tử nào được sử dụng trên máy bay.

Đại đa số các hãng hàng không đều tuân thủ theo hướng dẫn của FAA, chỉ được dùng khi máy bay ở độ cao hơn cố định 3000m để phi công có đủ thời gian xử lý các tình huống khẩn cấp có thể xảy ra.

Trong khi đó, giai đoạn cất và hạ cánh của máy bay được xem là giai đoạn quan trọng nhất của mỗi chuyến bay, đòi hỏi đội ngũ phi hành đoàn phải tập trung cao độ, liên lạc thường xuyên với trạm kiểm soát không lưu và đảm bảo hoạt động của tất cả các trang thiết bị trên máy bay. Thực tế, những tai nạn nguy hiểm đều tập trung ở hai giai đoạn này, kéo dài khoảng 15 - 20 phút để đạt được độ cao hơn 3000m.

Theo: Genk 

 

Nhà máy sản xuất động cơ máy bay đầu tiên của Việt Nam có gì đặc biệt?

(Techz.vn) Dự án Hanwha Aero Engines do công ty Hanwha Techwin xây dựng dự kiến sẽ được khánh thành trong tháng 11/2018, theo thông tin từ Chủ tịch công ty này.